Hoạt động bán hàng rong tại các địa điểm cấm tại Hà Nội: Vẫn khó kiểm soát

(LĐTĐ) Năm 2008, UBND TP Hà Nội đã ban hành danh mục 62 tuyến phố, 48 di tích lịch sử văn hóa không được bán hàng rong và được thực hiện khá hiệu quả trên nhiều tuyến phố trung tâm. Tuy nhiên, sau nhiều năm buông lỏng quản lý, nạn bán hàng rong tại các địa điểm cấm đã bùng phát trở lại.
hoat dong ban hang rong tai cac dia diem cam tai ha noi van kho kiem soat ‘Bẫy’ tai nạn trên cao tốc Đại lộ Thăng Long
hoat dong ban hang rong tai cac dia diem cam tai ha noi van kho kiem soat Chấn chỉnh tình trạng bán hàng rong dưới lòng đường
hoat dong ban hang rong tai cac dia diem cam tai ha noi van kho kiem soat Giải quyết tình trạng họp chợ, bán hàng rong

Thậm chí, tại nhiều nơi đã được cắm biển báo, việc bán hàng rong vẫn đang vô tư diễn ra. Tình trạng này kéo theo những hành vi chặt chém, chèo kéo khách du lịch gây bức xúc cho người dân Thủ đô và du khách quốc tế.

hoat dong ban hang rong tai cac dia diem cam tai ha noi van kho kiem soat
Hiện tượng bán hàng rong vẫn diễn ra tại một số địa điểm cấm như Văn Miếu Quốc Tử Giám

Hàng rong vẫn vô tư bán tại các khu di tích

Đến thăm quan tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) trong sáng 26/6, chúng tôi nhận được không ít những lời chào mua hàng từ những người bán hàng rong, và cũng đã phải từ chối không ít lần. Không chỉ chúng tôi, mà một vài du khách người nước ngoài khác cũng phải nhăn mặt khó chịu khi liên tục bị những người bán hàng rong làm phiền. Chỉ khi khách du lịch từ chối một cách quyết liệt, những người bán hàng mới chịu bỏ đi.

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 119/KH-UBND về việc phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi đeo bám, chèo kéo khách, xâm phạm sở hữu tài sản của du khách tại các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi đeo bám, chèo kéo, xâm phạm sở hữu của du khách, tập trung ngăn chặn không để các ổ nhóm đối tượng hình sự hoạt động phạm tội công khai, lộng hành, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài đến tham quan, du lịch trên địa bàn Thủ đô.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cảnh báo các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội và các hành vi vi phạm pháp luật... để người dân, du khách chủ động phòng ngừa, tạo ý thức tự bảo vệ, giữ gìn tài sản của mình.

Đồng thời phát động phong trào toàn dân tham gia đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, tố giác hành vi đeo bám, chèo kéo khách, xâm phạm sở hữu tài sản của du khách tại các điểm du lịch.

Nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với các hành vi đeo bám, chèo kéo khách, xâm phạm tài sản sở hữu của du khách, không để tái diễn tại các địa bàn công cộng, các điểm du lịch... nhằm tạo môi trường du lịch an toàn, lịch sự và hài lòng của du khách đến Thành phố tham quan, du lịch.

Theo quan sát, xung quanh khu vực Văn Miếu Quốc Tử Giám có rất nhiều biển báo cấm bán hàng rong nhưng trên thực tế vẫn có khoảng 7 đến 8 đối tượng thường xuyên bán rong với các sản phẩm như nước uống, nón mũ, quạt giấy, tranh ảnh...cho khách du lịch đến đây tham quan. Thậm chí, ở thời điểm hiện tại là vào mùa nắng nóng, nhu cầu uống nước nhiều, có đến 4 quán nước “di động” bày bán dọc trên vỉa hè Văn Miếu.

Gọi là “di động” bởi các quán nước này được bán với những “đồ nghề” rất thô sơ, nước được đựng trong thùng xốp, thùng tôn thiết kế bánh xe có thể dễ dàng di chuyển. Những quán nước này “chiếm” ngay lối đi lại, gây cản trở cho du khách vào những thời điểm đông người qua lại.

Tại một số di tích lịch sử khác như khu vực đền Ngọc Sơn, Phủ Tây Hồ… hiện tượng bán hàng rong, chèo kéo khách cũng thường xuyên xảy ra. Mặc dù, đã có nhiều biển cấm, lực lượng chức năng đã nhiều lần xử lý vi phạm thế nhưng một số người bán hàng rong vẫn mặc sức tung hoành.

Được biết, theo quy định của thành phố Hà Nội, hoạt động bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch tại các khu di tích bị cấm tuyệt đối. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ, mức xử phạt hành chính đối với các đối tượng này không đủ sức răn đe. Khi thấy có lực lượng chức năng kiểm tra thì họ tản đi chỗ khác, nếu không có người ứng trực, họ sẽ lại quay lại đeo bám khách.

Chị Nguyễn Hồng Hà (Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi thường xuyên cho con đi đến Văn Miếu, Hồ Gươm chơi vào những ngày cuối tuần. Không ít lần, tôi chứng kiến tình trạng người bán hàng bán cho du khách quốc tế với giá gấp đôi, gấp ba. Hơn nữa, một số người bán hàng còn cố tình chèo kéo khiến du khách vô cùng khó chịu. Bản thân tôi cho rằng, việc bán hàng rong không phải là xấu, nhưng tại một số địa điểm đã có biển cấm thì việc người bán hàng vẫn bày bán tràn lan trên vỉa hè, chiếm không gian đi lại của du khách gây ra rất nhiều bất cập”.

Cần có chế tài đủ mạnh

Không chỉ riêng những khu di tích lịch sử, hiện nay trên nhiều tuyến phố “Cấm bán hàng rong” tại Hà Nội như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Bà Triệu, Tràng Thi (quận Hoàn Kiếm); Kim Mã, Sơn Tây, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Thanh Niên (quận Ba Đình); Phố Huế, Bạch Mai (quận Hai Bà Trưng); Khâm Thiên, Thái Hà (quận Đống Đa)... tình trạng hàng rong hoạt động vẫn diễn ra khá phổ biến.

Điều này đặt ra một dấu hỏi lớn: Phải chăng sau một thời gian thực hiện nghiêm chỉnh, quy định này đã bắt đầu không còn mang tính “thời sự”; các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương cũng đã thiếu đi sự kiên quyết trong việc kiểm tra, nhắc nhở, xử lý nghiêm các vi phạm.

Một số gánh hàng rong, xe tự chế rong ruổi trên các con đường của Thủ đô, đặc biệt là tại các khu du lịch đông người qua lại cũng gây nguy cơ mất an toàn giao thông và an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ có thế, vấn nạn hàng rong cũng gây méo mó tới hình ảnh văn minh vốn có của đô thị, do những người bán hàng rong không bán cố định một chỗ nên gây khó khăn cho việc quản lý của cơ quan chức năng.

Việc loại bỏ các gánh hàng rong cũng là một câu hỏi đặt ra khi đa phần những người này có hoàn cảnh khó khăn. Vì thế, việc quy hoạch và xây dựng các địa điểm cố định để bán hàng và tạo cơ hội cho du khách có thể lựa chọn theo hình thức mua bán này là rất cần thiết.

Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, Phủ Tây Hồ hay bất cứ một địa điểm du lịch nào khác trên địa bàn Hà Nội cũng đều là những không gian văn hóa đặc sắc của Thủ đô nên phải được giữ gìn an ninh trật tự, môi trường sạch sẽ. Đặc biệt, nơi đây còn có nhiều du khách quốc tế với mong muốn ngắm vẻ đẹp cổ kính của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Do vậy, việc người bán hàng rong bày bán tràn lan, hay chèo kéo, “chặt chém” du khách là một hành vi còn “chưa đẹp”. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có những chế tài đủ mạnh để du khách đến Hà Nội sẽ không phải chứng kiến bất kỳ hành vi thiếu thiện chí nào của người bán hàng, đồng thời nâng tầm giá trị Hà Nội sạch, đẹp, văn minh trong mắt bạn bè quốc tế.

K. Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Ngày 5/7, tại buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Ba Đình, Thượng tá Dương Minh Tuyến - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cần triển khai những nhiệm vụ mới trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đồng loạt hơn nữa để tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp...
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

(LĐTĐ) Cuộc thi tuyển nhằm lựa chọn được ý tưởng tốt nhất, phát huy tối đa tiềm năng của khu vực khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ; phát huy tối đa tiềm năng của khu vực vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.
Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

Quận Đống Đa: Lập lại trật tự đô thị trên tuyến phố Nguyễn Văn Tuyết

(LĐTĐ) Ngày 3/7, đoàn liên ngành của hai phường Trung Liệt và Ngã Tư Sở quận Đống Đa phối hợp ra quân về thực hiện các quy định đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên tuyến phố giáp ranh Nguyễn Văn Tuyết.
Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu liên quan đến 5 phường: Phú Lương, Phú Lãm, Phú La, Đồng Mai và Biên Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 3674 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua danh mục dự án thu hồi đất với quy mô 3,14ha để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn.
Xem thêm
Phiên bản di động