Hệ luỵ mất cân bằng giới tính khi sinh
Hiệu quả từ một cuộc thi sáng tạo | |
Đa dạng hoạt động nhằm giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh |
Mất cân bằng GTKS dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ trong tương lai. Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu không nhanh chóng khắc phục tình trạng này thì Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 2,3 đến 4,3 triệu phụ nữ. Câu chuyện về mất cân bằng giới tính khi sinh đang là một vấn đề nan giải không chỉ của riêng thành phố Hà Nội. Mất cân bằng giới tính khi sinh có những tác động tiêu cực đến các chỉ số nhân khẩu học và dẫn đến nhiều hệ luỵ khó tránh khỏi khác:
Tình trạng thiếu nữ giới để kết hôn sẽ dẫn đến xu hướng nam giới kết hôn muộn hoặc không muốn kết hôn, đặc biệt là đối với những trường hợp nghèo khó, trình độ học vấn thấp. Việc kết hôn muộn hoặc không muốn kết hôn ở nam giới sẽ kéo theo độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới sẽ tăng lên. Số tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới năm 1999 là 25,4 tuổi, năm 2009 là 26,2 tuổi trong khi độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ là 22,8 tuổi. Vì thế, tỷ trọng dân số chưa kết hôn cũng sẽ tăng lên. Tỷ trọng dân số chưa kết hôn tăng lên khiến tỷ lệ người già neo đơn, không nơi nương tựa, cần sự quan tâm chăm sóc của cộng đồng trong tương lai cũng sẽ tăng lên.
Tình trạng thiếu nữ giới để kết hôn sẽ làm nam giới buộc phải tính đến việc kết hôn với người nước ngoài. Một thực tế đang diễn ra là có hàng trăm ngàn cô gái Việt Nam đang di chuyển đến các nước – nơi có tình trạng mất cân bằng GTKS trước chúng ta hàng chục năm là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan để làm dâu. Chỉ tính riêng từ năm 1998 -2008 đã có 251.492 cô gái Việt Nam làm dâu tại Hàn Quốc. Khi kết hôn với người nước ngoài mà không có tình yêu, không có sự tìm hiểu nhau kỹ càng thì hôn nhân sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, thói quen sinh hoạt, quan niệm sống… Những điều đó sẽ dẫn đến sự xung đột và đe doạ đến hạnh phúc gia đình, làm tăng các vụ bạo hành giới (thể chất, tinh thần, tình dục) mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, tỷ lệ số vụ ly hôn có nguy cơ tăng cao.
Nam giới kết hôn muộn hoặc không kết hôn sẽ phải đối mặt với các rắc rối về tâm lý, tinh thần, tăng nguy cơ bệnh tật khi mà các nhu cầu tâm lý, tình cảm, sinh lý không được đáp ứng. Đây là một trong những lý do làm gia tăng các tệ nạn xã hội, đặc biệt là nạn mại dâm nữ, nam; các nguy cơ về lây nhiễm HIV/AIDS; tội phạm, tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và ngay cả nạn nhân là nam giới cũng vì thế gia tăng. Trên cả nước ước tính có gần 31.000 người bán dâm; gái bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 – 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 – 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là lứa tuổi rất trẻ: từ 18 – 25 tuổi chiếm 42%. Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết 51% gái mại dâm có liên quan tới ma túy và 27% nhiễm HIV (Theo đánh giá tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 – 2010 của Việt Nam).
Các vấn nạn trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới, đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và đặc biệt là trẻ em. Xã hội cũng phải tăng thêm các chi phí cho y tế, công an, toà án,… để đảm bảo an toàn xã hội. Hậu quả của mất cân bằng GTKS không chỉ xảy ra trong phạm vi một nước mà nó còn dẫn đến các hệ luỵ cho quốc gia liền kề. 65% các vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam là qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nơi mà tình trạng mất cân bằng GTKS diễn ra nghiêm trọng và từ hàng vài chục năm trước.
Những ngành nghề vốn thích hợp với phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động như giáo viên mầm non, tiểu học, y tá, may mặc… dẫn đến nhiều hệ luỵ về xã hội và kinh tế.
Các nguy cơ, tệ nạn xã hội nói trên không hoàn toàn phát sinh từ việc mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng rõ ràng rằng giới tính khi sinh là một trong các nguyên nhân và khi chỉ số này tăng sẽ làm gia tăng các nguy cơ, tệ nạn nói trên.Vấn đề đặt ra hiện nay là Chính phủ, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân phải cùng nhau thực hiện các giải pháp về Dân số - KHHGĐ nhằm khống chế mức tăng của giới tinh khi sinh.
Hạnh Mai – Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Cựu phó Giám đốc Sở thừa nhận tổ chức chuyến bay giải cứu là cơ hội tăng thu nhập
Techcombank hỗ trợ khách hàng gấp rút hoàn thiện, đăng ký sinh trắc học trước giờ “G”
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52