Hấp dẫn thương cảng Vân Đồn, Quảng Ninh
Bạn cần làm gì khi đi du lịch Phú Quốc? | |
Du khách nước ngoài chia sẻ các địa điểm du lịch tuyệt vời nhất Việt Nam |
Thương cảng cổ Vân Đồn được hình thành năm 1149, là thương cảng biển đầu tiên của Việt Nam. Sử cũ có ghi: “Kỷ tỵ, năm thứ 10 đời vua Lý Anh Tông, 1149, mùa xuân, tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú buôn bán, bèn cho lập Trang ở hải đảo, gọi là Vân Đồn để mua bán hàng quý, dâng tiến sản vật địa phương”.
Lúc đầu, thương cảng chỉ có thương thuyền một số nước trong vùng Đông Nam Á đến buôn bán. Về sau, có thêm thuyền buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Trung Cận Đông đến giao thương. Từ đó hoạt động kinh tế của Vân Đồn ngày càng phát triển, đạt đến sự hưng thịnh trong các thế kỷ XII - XVII. Mặc dù Vân Đồn đã kết thúc vai trò là một thương cảng vào thế kỷ XIX, nhưng hiện nay di tích về thương cảng cổ Vân Đồn vẫn thu hút sự quan tâm của rất nhiều thế hệ vì cảm hứng tìm về cội nguồn dựng xây non sông đất nước của cha ông.
Ngày nay, các nhà khảo cổ học đã điều tra, khai quật và xác định được thương cảng Vân Đồn xưa là một hệ thống bến cảng phân bố trên nhiều hòn đảo cách biệt nhau trong vùng vịnh Bái Tử Long: Bến Cái Làng, Cống Cái, Con Quy, Cống Hẹp, Cống Đông, Thiếu Cống, Gạo Rang, Vạn Ninh, trong đó trung tâm là hai bến Cái Làng và Cống Cái trên đảo Vân Hải. Vị trí chính xác của bến cảng cổ nằm ở vụng Cái Làng thuộc phía đông bắc xã đảo Quan Lạn - nay là cảng cát Vân Hải - nơi hàng ngày những con tàu chở nặng thứ cát thuỷ tinh cao cấp có một không hai trên đất Việt Nam đến những nhà máy sản xuất thuỷ tinh trong và ngoài nước.
Vân Đồn hấp dẫn du khách không chỉ ở những di tích bến cảng cổ còn tồn tại trên vùng đất hải đảo này, mà còn bởi những di tích về đời sống kinh tế – văn hoá gắn với lịch sử phát sinh và phát triển của thương cảng sầm uất khi xưa.
Các cuộc khai quật khảo cổ học trong những năm 1967 - 1995 cho biết: vụng Cái Làng, Cống Cái trên đảo Vân Hải có một bờ dài khoảng 200m, khắp bờ vụng chồng chất hàng triệu mảnh sành sứ, dày tới 0,6m, có niên đại từ thời Lý đến thời Lê như men ngọc thời Lý, đồ men nâu thời Trần, đồ men cao trôn thời Lê với những di vật như: lọ nhỏ men lục, đĩa men lục in hoa văn sóng nước, bình lớn men lam, bát cao chân, bát hình hoa sen,…
Ngoài ra, ở quanh các nền nhà cổ mọc san sát, người ta còn tìm thấy những hũ sành đựng tiền đồng cổ thuộc tất cả các đời vua Trung Quốc từ đời Đường tới Thanh và tiền Việt Nam từ đời Lý đến Nguyễn, đặc biệt là đồng tiền bằng bạc của Tây Ban Nha đúc năm 1762 cũng đã phát hiện tại bến Cái Làng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21