Hấp dẫn nhưng khó khả thi?
| Đảm bảo hộ nghèo được xem truyền hình chất lượng cao |
Thêm cơ hội thoát nghèo! |
Lao động khu vực phi chính thức khó tiếp cận bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (ảnh minh họa). Ảnh: P.V |
Dù thời hạn lấy ý kiến đến hết ngày 24.9 nhưng thời điểm này, nhiều lao động trong diện có thể được thụ hưởng chính sách vẫn chưa nắm được thông tin.
Thụ hưởng nhiều chế độ
Theo dự thảo, Bộ LĐTBXH đề xuất hàng năm ngân sách hỗ trợ khoảng 700 tỉ đồng cho một số đối tượng là người lao động (NLĐ) tham gia bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) tự nguyện, không theo hợp đồng lao động, đối tượng thuộc hộ cận nghèo sẽ được hỗ trợ 80% chi phí đóng bảo hiểm, những NLĐ khác được hỗ trợ 30%.
Do đặc thù khu vực BHXH tự nguyện là thu nhập, tiền lương không cố định nên Bộ LĐTBXH đề xuất mức đóng cố định như nhau với mọi đối tượng: 4% mức lương cơ sở. Các chế độ bảo hiểm tự nguyện về TNLĐ cũng được xác định theo mức lương cơ sở.
Theo thống kê, BHXH bắt buộc về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp năm 2016, trong một năm, mức đóng bình quân một người là 482.400 đồng, tương đương mỗi tháng khoảng 3,3% mức lương cơ sở. Dự thảo quy định bốn phương thức đóng cho NLĐ lựa chọn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Quy định này dựa trên cơ sở tham khảo quy định đối với đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm tự nguyện hưu trí, tử tuất.
Ngoài ra, dự thảo đề xuất quy định 7 chế độ mà NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện được hưởng: Giám định mức suy giảm khả năng lao động; Trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ; Hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; Dưỡng sức và phục hồi sức khỏe; Hỗ trợ chi phí y tế; Hỗ trợ phòng ngừa TNLĐ.
Trong bối cảnh năm 2016, toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ TNLĐ làm 8.251 người bị nạn, trong đó số vụ TNLĐ chết người là 799 vụ, số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên là 106 vụ, số người chết là 862 người, số người bị thương nặng là 1.952 người; dự thảo này được đánh giá là có ý nghĩa và sẽ hỗ trợ lao động khi gặp TNLĐ. Tuy nhiên, khi trao đổi với một số lao động thuộc diện hộ nghèo, nhiều người chưa biết đến dự thảo này hoặc do không hiểu rõ quyền lợi nên không thực sự quan tâm.
Anh Lê Hùng Cường - lao động tự do tại xã Nga Thanh (Nga Sơn, Thanh Hoá) - cho biết: “Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo, nếu tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện sẽ được hưởng khá nhiều quyền lợi nhưng tôi vẫn chưa nắm được nội dung này”.
Bà Lê Thị Minh - lao động tự do tại chợ Hà Đông (Hà Nội) - cũng rất ngơ ngác khi được hỏi về dự thảo.
Theo bà Minh, dù làm lao động tự do, ai thuê gì làm nấy và thu nhập lên xuống thất thường nhưng bà cũng rất muốn tham gia một quỹ bảo hiểm nào đó.
“Tôi có thể quét dọn, bốc vác, đẩy xe hàng,… và công việc luôn có rủi ro. Nếu trích tiền tham gia mà khi mình bị tai nạn được hỗ trợ chi phí thì dù khó khăn cũng cố” - bà Minh nói.
Khó triển khai khu vực phi chính thức
Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ LĐTBXH) - cho hay, dự thảo mới tổ chức họp ban soạn thảo và chưa tham vấn được nhiều. Dự thảo cũng đã xin ý kiến bộ, ngành và giờ xin ý kiến lại. Được hỏi nhiều lao động chưa nắm được dự thảo này và đến thời điểm 24.9, nếu quá ít phản hồi, dự thảo có được trình Chính phủ không, ông Thơ cho biết sẽ vẫn trình.
Ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ LĐTBXH) - cho rằng việc nhiều người không nắm được dự thảo, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng cũng rất mơ hồ là do đây là vấn đề khó và mới.
“Cục An toàn lao động đã chuẩn bị cho vấn đề này khá lâu nhưng tham vấn còn ít, đặc biệt là tham vấn đối tượng thụ hưởng - lao động phi chính thức. Tuy nhiên, lao động phi chính thức họ không biết web là gì nên việc đăng tải để họ đọc và tiếp cận là khó” - ông Vinh nói.
Cũng theo ông Vinh, việc trình dự thảo nếu chạy theo tiến độ hoàn thiện văn bản sẽ rất khó.
Phóng viên đặt vấn đề năm 2016 có gần 1.000 người chết vì TNLĐ và con số này có thể cao hơn khi trên thực tế, nhiều nơi, nhiều đơn vị xảy ra tai nạn nhưng không khai báo, trong số đó có người chết khi làm việc ở khu vực không chính thức, thì việc được tham gia bảo hiểm tự nguyện với họ là rất có ý nghĩa, ông Vinh cho biết Viện Khoa học Lao động Xã hội chuẩn bị cho cán bộ xuống cơ sở để điều tra, nghiên cứu nhằm góp phần cho dự thảo này thiết thực hơn. Hiện, một nhóm cán bộ đã được cử vào Đắk Lắk.
Về tính khả thi, ông Vinh cho rằng Nghị định rất khó thực hiện và đối mặt nhiều khó khăn như triển khai BHXH tự nguyện. “BHXH tự nguyện triển khai rất lâu mới chỉ khoảng 200.000 người tham gia. Trong khi đó, Nghị định này thực sự chưa đụng đến nhu cầu và thực tế của đối tượng, xây dựng chính sách nhưng không nắm được năng lực, khả năng của chính đối tượng hướng đến” - ông Vinh nói.
Về mức đóng, ông Vinh nhấn mạnh: “Phải xem năng lực của người đóng - lao động phi chính thức - như thế nào, chế độ đó họ có thực sự quan tâm không và quá trình thực thi cũng rất dễ gây hoài nghi. Ví dụ, khi tai nạn xảy ra có giải quyết nhanh gọn cho người ta hay không hay phải chạy hết chỗ nọ chỗ kia, trong khi thu nhập khó khăn, phải cố gắng lắm mới có thể tham gia được. Cũng vì tự nguyện nên hiệu quả cần phải có thời gian, như BHXH tự nguyện là một ví dụ”.
Chung quan điểm này, ông Thơ cho rằng Việt Nam hiện chưa có BHXH tự nguyện về TNLĐ nên việc ban hành Nghị định quy định bảo hiểm TNLĐ tự nguyện đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động là cần thiết nhưng do đối tượng lao động phi chính thức là nhóm gặp nhiều khó khăn nên việc triển khai sẽ rất khó khả thi.
Theo Lê Phương/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép
Đời sống 23/09/2024 10:31
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày
Đời sống 17/09/2024 13:40