Hà Nội và ký ức xe đạp
Chợ Giời Hà Nội xưa và nay | |
Phố Hàng Bạc: Đau đáu nỗi lo thất truyền nghề |
Thời bao cấp, phương tiện giao thông cá nhân của người Hà Nội chủ yếu là xe đạp. Dù nhà nghèo, ai cũng phải cố sắm lấy ít nhất một chiếc. Hình ảnh chiếc xe đạp đơn sơ chầm chậm lăn bánh trên các ngõ phố Hà Nội đã đi vào hội họa, nhiếp ảnh cùng tên tuổi của bao lớp nghệ sĩ. Còn nhớ những năm 70, đất nước còn nghèo, chiếc xe đạp là tài sản mơ ước của nhiều gia đình. Ở các nước phát triển, xe đạp chủ yếu để đi chơi, đi dạo, chứ hiếm khi chở người, nhưng ở Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố trên cả nước, xe đạp như chiếc xe tải con 2 bánh.
Thời đó, sang nhất phải kể đến xe các hãng nước ngoài như Peugeot, Aviac hay Mercie… giá bằng cả cây vàng. Vì thế, xe đạp còn có biển số, giấy chứng nhận sở hữu... không khác gì đăng ký xe máy hay ôtô hiện nay. Với tầng lớp trung lưu, phổ biến là sử dụng chiếc xe Thống Nhất (Việt Nam sản xuất). Tuy thế, những chiếc xe đạp này cũng là cả một tài sản lớn của các gia đình thời bấy giờ. Nhiều người phải dành dụm vài năm mới mua được một chiếc. Trước rạp chiếu phim, chiếc xe đạp được khóa cẩn thận, còn để trong nhà, xe đạp được đặt ở vị trí trang trọng. Có gia đình còn đặt nó trên một cái giá đỡ bằng gỗ.
Hình ảnh những lúc tắc đường, chen chúc, người dân phải vác xe Thống Nhất lên vai... đã in sâu trong ký ức của nhiều người dân Hà Nội. Tập đi xe đạp là ký ức tuổi thơ khó quên của nhiều người. Những đứa trẻ nhỏ thó, chân còn ngắn nên không ngồi hẳn lên yên được, mà cứ nhấp nhổm theo những vòng quay của bánh xe. Thậm chí, các em còn phải vẹo hẳn lưng sang một bên để đạp xe, nhưng vẫn hăng say tập.
Cho đến bây giờ, một thời khốn khó của dân tộc vẫn được nhiều người nhắc lại bằng những câu chuyện vui quanh chiếc xe đạp. Xe đạp còn trở thành một trong những tiêu chí chọn chồng của các cô gái thời đó. Đám cưới thời bao cấp có mốt rước dâu bằng xe đạp. Những bài vè vui về chiếc xe đạp vẫn còn lưu lại trong ký ức nhiều người dân Hà Nội: “Một yêu - anh có Sen-kô (đồng hồ đeo tay hiệu Seiko của Nhật Bản) / Hai yêu - anh có Pơ - giô cá vàng (xe đạp Peugeot của Pháp, màu cá vàng) / Ba yêu - anh có téc - gang (quần vải téc) / Bốn yêu - hộ tịch rõ ràng Thủ đô’.
Hiện nay, Hà Nội đã phát triển và thay đổi nhiều, xe đạp được thay thế bằng xe máy, ôtô... Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận việc đi xe đạp mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong điều kiện giao thông đô thị hiện nay. Song địa giới hành chính của Hà Nội ngày càng mở rộng, quãng đường đi lại của người dân cũng vì thế mà xa hơn. Ngay cả với những người "hoài cổ" và yêu thích xe đạp, thì việc sử dụng loại phương tiện này làm phương tiện di chuyển cũng không còn phù hợp nữa.
Vài năm trở lại đây, môi trường sống của người dân Thủ đô ngày một xuống cấp, đòi hỏi có một phương tiện mới thân thiện với môi trường hơn. Xe điện - xe đạp điện là lựa chọn tốt để thay thế cùng lúc cho xe đạp và xe máy. Đây là phương tiện có những tính năng giống xe máy và kiểu dáng thanh lịch, gọn nhẹ - tương đương xe đạp thông thường.
Tiện ích hơn nữa, vừa qua, tại Hà Nội đã xuất hiện những trạm cho phép sạc xe đạp điện miễn phí ở các phố Thái Hà, Bà Triệu và Điện Biên Phủ. Nếu trước đây, người đi xe đạp điện nơm nớp lo sợ hết điện, thì nay, người dùng chỉ cần đến bốt sạc điện cho xe.
Theo số liệu thống kê năm 2015, Việt Nam có 2,5 triệu xe đạp điện tập trung tại các thành phố lớn. Vì vậy, hình ảnh những điểm sạc pin miễn phí này sẽ góp phần không nhỏ đối với người sử dụng xe đạp điện tại Hà Nội. Mặc dù trên các phố của Hà Nội giờ không còn nhiều những chiếc xe đạp đơn sơ chầm chậm từng vòng quay, nhưng những ký ức về một thời xe đạp ngập tràn trên các ngõ phố mãi là một ký ức đẹp.
Khánh Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52