Hà Nội: Triển khai quyết liệt các giải pháp bảo vệ môi trường
Tràn lan các sản phẩm “chống” bụi mịn: Cân nhắc trước khi mua | |
Năm 2020, huyện Chương Mỹ sẽ loại bỏ tình trạng đốt rơm rạ |
Theo số liệu quan trắc từ hệ thống trạm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội những ngày gần đây, chất lượng không khí ở nhiều thời điểm trong ngày tại Hà Nội đạt mức kém, trong đó, chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM 2.5.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí được xác định là do: Khí xả thải từ các phương tiện giao thông; bếp than tổ ong đang được sử dụng tại hơn 60 nghìn hộ gia đình; quá trình phá dỡ và xây dựng các công trình, quá trình chuyển vật liệu xây dựng; khói bụi ở các cơ sở sản xuất… Các huyện ngoại thành đang thời kỳ thu hoạch lúa, sau thu hoạch, người dân đốt rơm rạ khiến khói mù trời làm không khí thêm ô nhiễm…
Tại phiên họp giao ban trực tuyến công tác quý III và 9 tháng đầu năm 2019 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu cải thiện chất lượng không khí.
Bên cạnh nguyên nhân khách quan, Chủ tịch Thành phố cũng thẳng thắn chỉ ra các yếu tố chủ quan khiến tình trạng ô nhiễm chưa được cải thiện như việc di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm chậm so với kế hoạch; việc đánh giá tình trạng ô nhiễm và đưa ra giải pháp còn ở mức độ hạn chế; tiến độ xây dựng các trạm quan trắc còn chậm…
Chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội nhiều ngày ở mức kém. (Ảnh: Minh Khuê) |
Về chất lượng môi trường không khí, thời gian qua Uỷ ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo triển khai quyết liệt 11 nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố. Thành phố đã hoàn thiện lắp đặt hơn 10 trạm quan chắc về môi trường ô nhiễm không khí và 8 trạm quan trắc về nước tại các ao, hồ, sông.
Triển khai đồng bộ công tác duy trì vệ sinh môi trường theo tiêu chí cơ giới hóa; thực hiện quét đường, hè bằng các xe quét hút thay thế thủ công giúp đường phố sạch rác, bụi, phong quang, giúp tăng năng suất, giảm sự nặng nhọc, vất vả của người lao động. Thành phố xử lý một phần ô nhiễm ao hồ trên địa bàn bằng công nghệ mới.
Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai kế hoạch đến hết ngày 31/12/2020 không còn hộ sử dụng than tổ ong để giảm nguồn gây ô nhiễm không khí. Xây dựng, triển khai dự án điện rác Sóc Sơn, sớm nhất đến tháng 10/2020 tổ chức khánh thành nhà máy đầu tiên với công suất 4.000 tấn. Triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải nâng công suất lên 65%. Đưa các công nghệ mới vào xử lý rác thải rắn từ việc phá rỡ các tòa nhà trên địa bàn Thành phố.
Thắt chặt quản lý đối với các công trình trong phạm vi phá dỡ cũng như quá trình xây dựng tất cả các xe ra/vào công trình phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường. Đã có kế hoạch bổ sung lắp đặt trạm rửa xe tự động tại các trạm xăng dầu. Thường xuyên kiểm tra các xe chở vật liệu xây dựng đi vào nội đô (3 năm qua các đơn vị đã xử phạt trên 8 tỷ đồng đối với các phương tiện vi phạm). Bên cạnh đó, tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn môi trường cho người dân và các cơ quan doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với những khó khăn, thách thức về biến đổi về khí hậu; việc di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm đang chậm so với kế hoạch của Chính phủ; việc theo dõi đánh giá để đưa ra cơ sở khoa học về các vấn đề ô nhiễm, các giải pháp xử lý hiệu quả còn hạn chế; tiến độ triển khai lắp đặt trên 100 trạm quan trắc về không khí chậm.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai một số giải pháp cấp bách như tăng cường tuyên truyền đến các tổ dân phố, thôn, xóm thuộc các xã không đốt rơm rạ khi thu hoạch vụ mùa, không đốt rác, tập kết thu gom chở đến nơi xử lý. Tích cực xử lý ô nhiễm tại các ao hồ và các thôn xóm.
Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ đấu thầu sớm lắp đặt các trạm quan trắc môi trường. Vận động người dân nâng cao ý thức trong việc thực hiện đề án 04 của Thành phố về các giải pháp giảm ô nhiễm từ nguồn khí thải của ô tô xe gắn máy. Thành phố sẽ báo cáo Chính phủ và phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các nhà khoa học trong và ngoài nước để tiến hành khảo sát, đánh giá đưa ra những biện pháp, giải pháp khoa học và hiệu quả nhất trong công tác này trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06