Hà Nội: Tội phạm công nghệ cao vẫn diễn biến phức tạp
Cảnh giác với tội phạm công nghệ cao | |
Tội phạm công nghệ cao ngày càng trở nên nguy hiểm |
Theo báo cáo của Tập đoàn công nghệ BKAV tính đến cuối năm 2017, ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, tội phạm mạng gây ra tổng thiệt hại lên tới 200 tỷ USD/ năm.
Trong khi đó, ở Việt Nam thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng đã lên tới 12.300 tỷ đồng, tương đương 540 triệu USD, vượt xa mốc 10.400 tỷ đồng năm 2016. Mức thiệt hại tại Việt Nam đã đạt kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, chiếm tỷ trọng lớn trong đó là những thiệt hại xảy ra trong những lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Theo Cục Cảnh sát điều tra về tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an, thủ đoạn của tội phạm trong lĩnh vực này diễn ra hết sức tinh vi, phức tạp. Các đối tượng lợi dụng triệt để các dịch vụ thanh toán mới của ngân hàng dịch vụ viễn thông bao gồm Internet Banking, Mobi Banking, Saving pay, QR code, cổng thanh toán điện tử ví điện tử dịch vụ chuyển tiền... để chiếm đoạt tài sản.
Thuê mở tài khoản, mua lại tài khoản ngân hàng, tài khoản thẻ, tài khoản ghi nợ quốc tế để sử dụng nhận chuyển các khoản tiền do hành vi lừa đảo trên mạng qua dịch vụ viễn thông rút chiếm đoạt tiền ở nước ngoài.
Nhiều cổng thanh toán thẻ cào, cổng thanh toán điện tử để nạp, đổi tiền ảo bằng thẻ cào điện thoại hoặc thẻ cho doanh nghiệp tự phát hành phục vụ các trò chơi trực tuyến, cá cược, hoạt động công khai với doanh số trị giá giao dịch lớn hơn hàng trăm tỷ đồng nhưng chưa có quy định để quản lý giám sát.
Ngoài ra, thanh toán dịch vụ viễn thông (thẻ cào điện thoại) còn được sử dụng làm phương tiện thanh toán cho hoạt động trò chơi trực tuyến (game online), mua bán hàng hóa dịch vụ, nhận tiền qua hoạt động tổ chức cờ bạc, cá độ, quảng cáo trái phép, lừa đảo mua bán hàng hóa trên mạng gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý tội phạm.
Lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam được nhận định là "mảnh đất màu mỡ" của các loại tội phạm công nghệ cao. (Ảnh VTV) |
Bên cạnh đó, tình trạng trộm cắp, mua bán thông tin thẻ tín dụng để làm giả thẻ thanh toán dịch vụ hoặc mua hàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp gây thiệt hại nghiêm trọng.
Các đối tượng chủ yếu thuộc các nước Đông Âu, Trung Quốc, Đài Loan mang theo thẻ giả, thiết bị lấy cắp thông tin thẻ tín dụng, thiết bị làm giả thẻ nhập cảnh vào Việt Nam. Chúng sử dụng thiết bị chuyên dụng làm thẻ tín dụng giả, móc nối với các đối tượng trong nước thực hiện các giao dịch thông qua POS để rút tiền, chiếm hưởng trái phép hàng chục tỷ đồng.
Điển hình, ngày 23/04/2017, Công an TP Hà Nội đã bắt quả tang 2 đối tượng người Trung Quốc đang rút tiền bằng thẻ giả tại cây ATM trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thu trên người đối tượng 23 thẻ ATM giả. Qua đấu tranh, bắt giữ thêm 4 đối tượng người Trung Quốc. Các đối tượng khai nhận sử dụng thẻ giả với số tiền khoảng hơn 300 triệu đồng.
Ngoài ra, tội phạm còn lắp thiết bị Skimming, lấy trộm thông tin thẻ ngân hàng của người Việt Nam tại các cây ATM, sau đó làm giả thẻ rút tiền vào khoảng thời gian giữa hai ngày từ 23h - 01h để rút được hạn mức 2 ngày xảy ra ngày càng nhiều tại các địa phương. Đồng thời, thay vì lắp camera siêu nhỏ ghi lại thao tác lập mã pin thì tội phạm sử dụng các phím giả lắp đè lên bàn phím thật của máy ATM để ghi lại mã pin.
Cụ thể, năm 2017, C50 đã phát hiện xử lý 60 vụ việc liên quan đến các đối tượng có hành vi lắp các thiết bị lấy trộm thông tin thẻ, làm giả thẻ để rút tiền chiếm đoạt với số tiền lên tới gần 15 tỷ đồng.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, cơ quan công an khuyến cáo: Để phòng ngừa thiệt hại xảy ra, khách hàng cần phải tự chủ động nâng cao cảnh giác trong việc bảo mật thông tin tài khoản cá nhân khi sử dụng mạng xã hội, diễn đàn (forum)…
Khi thanh toán thẻ tại các siêu thị, cửa hàng người dùng phải luôn giữ thẻ trong tầm mắt. Khi thanh toán trực tuyến phải lựa chọn các trang mạng uy tín. Sử dụng dịch vụ thông báo biến động số dư trong tài khoản qua điện thoại di động (SMS). Thường xuyên kiểm tra máy tính, thiết bị điện tử thông minh xem có bị nhiễm độc không. Không mở những tập tin từ người lạ gửi…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59