Hà Nội: Tổ chức nhiều hoạt động vui Trung thu
Asia Park tổ chức lễ hội đèn lồng chào đón trung thu | |
Ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động “Tết Trung thu” năm 2016 |
“Lễ hội Trung thu phố cổ 2016” sẽ diễn ra từ ngày 2-15/9 (tức từ ngày 2-15/8 âm lịch) tại phố Hàng Mã, khu vực cửa chính chợ Đồng Xuân, tuyến phố đi bộ Hàng Đào-Đồng Xuân-Hàng Giấy và các điểm di sản văn hóa trong khu vực phố cổ Hà Nội.
Đồ chơi dân gian nhân dịp Tết Trung thu |
“Lễ hội Trung thu phố cổ” là nét đẹp văn hóa được Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội tổ chức hằng năm nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho thiếu nhi, góp phần bảo tồn và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống.
Năm nay, các gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm Trung thu truyền thống, hướng dẫn làm bánh nướng, bánh dẻo và các loại đồ chơi dân gian (đèn ông sao, đèn kéo quân, tiến sỹ giấy, tò he, mặt nạ…) sẽ được tổ chức tại các tuyến phố Hàng Mã, Hàng Lược, Hàng Rươi, Hàng Đào, Đồng Xuân…
Bên cạnh đó, trưng bày ảnh “Những người giữ hồn Trung thu”, triển lãm ảnh tư liệu về Trung thu ở Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20, sắp đặt không gian giới thiệu Tết Trung thu truyền thống của một gia đình Hà Nội... sẽ diễn ra tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc), đền Quan Đế (số 28 Hàng Buồm), Trung tâm giao lưu Văn hóa Phố cổ (số 50 Đào Duy Từ) và Ngôi nhà di sản (số 87 Mã Mây).
Trong khuôn khổ “Lễ hội Trung thu phố cổ 2016”, đêm hội trò chơi dân gian (tối 9/9) và liên hoan múa lân sư (tối 10/9) sẽ được tổ chức tại sân khấu chính trước cửa chợ Đồng Xuân.
Biểu diễn nghệ thuật truyền thống quanh hồ Hoàn Kiếm vào 3 ngày cuối tuần
Bắt đầu từ ngày 1/9, Sở VH&TT Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại nhà Bát Giác, trước đền Bà Kiệu và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục trong khoảng thời gian từ 20h đến 21h ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần nhằm phục vụ công chúng Thủ đô và du khách khi tham quan các tuyến phố đi bộ mở rộng xung quanh hồ Hoàn Kiếm.
Nhà Bát Giác là địa điểm các nghệ sĩ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam biểu diễn các loại hình nhạc cụ dân tộc như: Đàn bầu, đàn T-rưng, sáo…
Nhà hát Chèo Hà Nội và Nhà hát Cải lương Hà Nội chịu trách nhiệm chính trong việc luân phiên biểu diễn ca trù, xẩm, chầu văn, chèo, đờn ca tài tử… trước đền Bà Kiệu.
Khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục là sân khấu của các chương trình xiếc, ảo thuật, tạp kỹ do các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội trình diễn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51