Hà Nội tăng cường xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm an toàn
Hà Nội tăng cường xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm an toàn với các tỉnh, thành phố trên cả nước |
Số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho thấy, hiện Hà Nội đã hình thành và duy trì, phát triển các vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm 6.685ha rau an toàn chuyên canh tập trung; 54.952ha lúa chất lượng cao; 11.091ha cây ăn quả giá trị kinh tế cao; 66 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung (9.167ha). Đặc biệt, thành phố có 126 mô hình ứng dụng công nghệ cao với giá trị sản xuất chiếm 25% giá trị toàn ngành.
Trong khi đó, với hơn 10 triệu người đang sinh sống, làm việc tại Thủ đô, trung bình mỗi tháng tiêu thụ khoảng 300.000 tấn lương thực, thực phẩm nông - lâm - thủy sản các loại. Trong khi, chỉ thịt lợn, thịt gà sản xuất cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu; còn lại phần lớn phải thu mua từ các địa phương khác. Do đó, để đảm bảo cung ứng cho người tiêu dùng Thủ đô, nhiều chương trình kết nối, tiêu thụ nông sản an toàn của các tỉnh, thành phố trên cả nước đã được Hà Nội tăng cường tổ chức. Qua đó, nhiều chuỗi liên kết, cung cấp thực phẩm an toàn đã được hình thành, phát triển và duy trì ổn định.
Ông Tạ Văn Tường, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, Sở và 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho Hà Nội đã phát triển được 727 chuỗi, tăng 184 chuỗi so với cùng kỳ năm 2018. Riêng Hà Nội duy trì và phát triển được 135 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Tại Quảng Ninh, hoạt động kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản giữa Quảng Ninh và Hà Nội được triển khai thường xuyên. Hiện, Quảng Ninh có 42 cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối tại 90 điểm bán trên địa bàn thành phố Hà Nội với trên 1.000 tấn chả mực/năm, trên 100.000 lít dầu ăn, 200 tấn rau, quả/năm; tại Hưng Yên, có 95 mô hình sản xuất thực phẩm an toàn được chứng nhận VietGAP. Các mô hình bước đầu đã có liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ với các hệ thống phân phối tại Hà Nội và một số tỉnh, thành khác.
Ngoài ra, rất nhiều các tỉnh, thành phố trên cả nước như Ninh Bình, Hòa Bình, Lao Cai, Tuyên Quang…có nhiều sản phẩm nông nghiệp an toàn cung cấp cho thị trường Hà Nội. Đặc biệt, thông qua các chương trình kết nối đã xây dựng và hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ hiện đại, ổn định.
Mặc dù chuỗi liên kết cung ứng, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng Hà Nội đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, để chuỗi cung ứng, chuỗi liên kết nông sản phát triển hơn nữa thì cần phải tháo gỡ một số khó khăn như: Cần thiết lập kênh thông tin để nắm bắt tình hình tiêu thụ, qua đó hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, hình thành chuỗi tiêu thụ khép kín bền vững. Các đơn vị, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan chức năng thành phố Hà Nội trong kiểm soát, quản lý chất lượng từ khâu sản xuất đến chế biến, lưu thông, tiêu thụ…
Đề cập đến vấn đề này, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cũng cho rằng, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội triển khai thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ - CP về hậu kiểm, công bố chất lượng sản phẩm, minh bạch chất lượng. Tăng cường quản lý chợ đầu mối. Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh các chuỗi liên kết như hiện nay. Do đó, các tỉnh, thành phố có chuỗi liên kết với Hà Nội cần sớm có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng chuỗi, qua đó động viên, khuyến khích các chủ thể tham gia phát triển chuỗi.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36