Thị xã Sơn Tây: Nông dân tăng thu nhập nhờ chuỗi liên kết
Thị xã Sơn Tây: Tích cực phòng chống dịch tả lợn châu Phi | |
Thị xã Sơn Tây: Hiệu quả từ mô hình nuôi ong mật |
Mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả
Qua tìm hiểu, hiện trên địa bàn thị xã Sơn Tây có 2 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao gồm: Mô hình liên kết trong chăn nuôi, tiêu thụ gà mía của Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà mía Sơn Tây và mô hình liên kết nuôi ong lấy mật của Tổ hợp tác nuôi ong lấy mật Kim Sơn.
Nhắc đến quá trình hình thành và phát triển chuỗi liên kết trong nuôi ong, ông Nguyễn Xuân Quyền – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp xã Kim sơn cho biết: Nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Kim Sơn có từ khoảng năm 1984, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Năm 2007, các hộ nuôi ong Kim Sơn đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên. Cũng từ đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, câu lạc bộ có thêm hàng chục hộ thành viên.
Đời sống người nông dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây được nâng cao nhờ xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp |
Nhằm liên kết chặt chẽ hơn nữa để cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3/2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 30 hộ thành viên. “Trung bình mỗi hộ nuôi từ 80 - 200 đàn. Có những thành viên mở rộng quy mô lên đến 500 - 600 đàn, như hộ anh Nguyễn Văn Nam ở thôn Nghĩa Sơn, trừ chi phí mỗi năm cho lợi nhuận từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng” - Ông Nguyễn Xuân Quyền chia sẻ.
Được biết, mô hình nuôi ong đang được thị xã Sơn Tây đặc biệt quan tâm, dành những điều kiện thuận lợi nhất để mô hình phát triển. Cụ thể, nhận thấy tiềm năng phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở xã Kim Sơn, tháng 9/2017, thị xã Sơn Tây đã triển khai chương trình hỗ trợ phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Các hộ tham gia chương trình được UBND thị xã hỗ trợ 300 đàn ong và 1.000 vỏ thùng ong. Hiện tại, cùng với Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ… cũng đang học tập và mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật với số lượng từ 5 đến 12 hộ thành viên. Riêng phường Xuân Khanh đã thành thành lập Tổ hợp tác nuôi ong với 22 hộ thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 50-70 đàn, nhiều nhất là 200 đàn...
Đối với mô hình nuôi gà mía, theo ông Nguyễn Quốc Quân - Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà mía Sơn Tây: Hiện hội có gần 30 hội viên, trong đó có một doanh nghiệp chuyên về việc ấp nở và tiêu thụ con giống là Xí nghiệp Chăn nuôi gia cầm thuộc Công ty TNHH MTV Ðầu tư và Phát triển nông nghiệp Hà Nội - Hadico; 1 Hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm gà giống, gà thịt thành phẩm là Hợp tác xã chăn nuôi, thương mại và đầu tư Đoài Phương. Hàng năm hội cung cấp ra thị trường con giống, chăn nuôi gà thương phẩm, gà thịt sơ chế bao gói cấp đông với sản lượng khoảng 90.000 con/năm. Hoạt động chăn nuôi, ấp nở, thương mại của hội thường xuyên giải quyết việc làm cho 85 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.
Bên cạnh nhân rộng các mô hình chăn nuôi, thị xã Sơn Tây cũng đã duy trì và phát triển các vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 39,8ha. Đẩy mạnh phát triển các mô hình khác như trồng hoa; phát triển chăn nuôi bò sữa; nuôi cá trắm đen tại xã Thanh Mỹ, phường Viên Sơn…
Thúc đẩy liên kết
Ðể có thể thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ đang nỗ lực chỉ đạo bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong nông nghiệp, thực hiện tốt các cơ chế, chính sách ưu đãi. Cụ thể, nhằm tăng cường hỗ trợ các địa phương sản xuất hàng hóa nông sản, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2018/NÐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, các hình thức hợp tác, liên kết như việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; liên kết theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và vùng sản xuất tập trung có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường... sẽ được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. |
Khách quan nhìn nhận, những năm qua, các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Hà Nội. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, toàn thành phố đã xây dựng và phát triển được 115 mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn. Đáng chú ý, hiện có 54 trong tổng số 115 chuỗi có sự tham gia của các Hợp tác xã. Các mô hình liên kết trong sản xuất - tiêu thụ với sự tham gia của các Hợp tác xã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, từ trồng trọt, chăn nuôi tới xử lý môi trường.
Không chỉ mang lại giá trị kinh tế lớn hơn, cùng với ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất - tiêu thụ được xem là khâu hết sức quan trọng trong nỗ lực tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa nông sản an toàn và bền vững. Điều quan trọng nhất, là giúp giải bài toán “được mùa mất giá”. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các Hợp tác xã trong bối cảnh cạnh tranh thị trường ngày một lớn hiện nay.
Đồng quan điểm này, theo Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp xã Kim sơn, liên kết sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện nay, khi mà ngành nông nghiệp đang đứng trước sự đan xen giữa cơ hội và thách thức. Việc liên kết sẽ phát huy những lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ, lẫn nhau để thúc đẩy chất lượng và giá trị nông sản, góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Bên lề câu chuyện, theo chia sẻ của những nông dân trên địa bàn Sơn Tây, bộ mặt kinh tế địa phương ngày càng khang trang với sự đổi thay rõ rệt. Ông Trần Văn Quyết – Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Kim Đài 1 cho biết: “Với diện tích đất vườn rộng 5ha, tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình nuôi trồng, từ gà, vịt, ngan, lợn, cho đến ong… Hiện nay gia đình tôi đang chăm sóc 1 đàn gà với 250 con, và 64 thùng ong. Riêng việc bán ong giống cũng giúp thu nhập hàng chục triệu mỗi năm”.
Luyện Đinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33