Hà Nội tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
Hà Nội hiện có 40 trung tâm bồi dưỡng ngắn hạn có đầu tư nước ngoài, 60 cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài (17 trường mầm non, tiểu học thuộc quản lý của khối quận, huyện; 5 trường liên cấp thuộc Sở quản lý) và 10 cơ sở nước ngoài hoạt động trên cơ sở được thành lập theo hiệp định của Chính phủ. Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong các đơn vị trường học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại.
Kết quả hoạt động của trường có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng được nâng cao về chất lượng, đáp ứng cơ bản các yêu cầu về điều kiện hoạt động như: Quy định về số lượng và chất lượng giáo viên; chương trình được thẩm định; thực hiện giảng dạy chương trình, sách giáo khoa phổ thông môn học theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT Việt Nam đối với các trường phổ thông quốc tế được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam theo học; cơ sở vật chất, trang thiết bị được chú trọng đầu tư đồng bộ, hiện đại; quy trình quản lý chất lượng, công khai chất lượng đào tạo tại cơ sở đã và đang được các nhà đầu tư quan tâm xây dựng và thực hiện.
Giải vô địch Tranh biện Hà Nội mở rộng HN- VSDC 2017 (Ảnh: Dantri) |
Bước đột phá trong công tác hội nhập quốc tế năm 2017 của ngành GD&ĐT Thủ đô là Đề án thí điểm đào tạo song bằng tú tài trung học phổ thông quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc – Chứng chỉ A Level tại trường THPT Chu Văn An. Theo đó, năm học 2018 – 2019, Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng mô hình này tại một số trường phổ thông theo phê duyệt tại Quyết định số 2830/QĐ-UBND và Quyết định số 2831/QĐ-UBND ngày 8/6/2018 của UBND Thành phố.
Năm học 2017 - 2018, Hà Nội đã tổ chức được nhiều hoạt động bổ trợ giáo dục ở cấp độ quốc tế, tạo sân chơi trí tuệ, bổ ích cho học sinh như: Giải vô địch Tranh biện Hà Nội mở rộng lần thứ nhất (HN-VSDC 2017), Vô địch Toán cấp trung học Úc mở rộng, cuộc thi Toán quốc tế Kangaroo (IKMC 2017), kỳ thi quốc tế “Toán học Hoa Kỳ (AMC)”, kỳ thi Thách thức tư duy Thuật toán Bebras…
Bên cạnh đó, còn chủ động hợp tác, giao lưu quốc tế trong GD&ĐT. Tiếp đón và trao đổi kinh nghiệm với các đoàn đại biểu quốc tế, thiết lập quan hệ hợp tác về phát triển GDĐT, thu hút các nguồn tài trợ để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với một số trường chuyên biệt… Ngành đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả kế hoạch của Bộ GD&ĐT về giao lưu, hợp tác giáo viên Hà Nội với Úc, Pháp, Nhật và Hàn Quốc. Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với Lào, tích cực tìm hiểu vầ thiết lập quan hệ hợp tác với các nước ASEAN…
Trong năm học mới 2018 - 2019, ngành GD&ĐT Thủ đô sẽ tiếp tục thu hút, sử dựng hiệu quả các nguồn lực đem lại từ hợp tác quốc tế cho công tác GDDT và nghiên cứu khoa học; mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Đồng thời tiếp tục tổ chức kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng lần thứ 16 có sự tham gia của học sinh quốc tế, chuẩn bị đăng cai tổ chức kỳ thi "Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) lần thứ 16" năm 2019...
Năm học 2017 – 2018, Bộ GD&ĐT đã thực hiện ký kết 23 thỏa thuận và điều ước quốc tế trong lĩnh vực GD&ĐT. Triển khai hiệu quả các thỏa thuận, điều ước quốc tế với nước ngoài về hợp tác giáo dục, công nhận văn bằng, tín chỉ với các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới; thí điểm một số mô hình giáo dục của một số nước có nền giáo dục tiên tiến; liên kết đào tạo với nước ngoài. Triển khai đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài thông qua các chương trình học bổng ngân sách nhà nước, học bổng hiệp định với các nước. Đặc biệt phải kể đến Liên bang Nga cấp gần 1.000 suất học bổng và Hungary cấp 200 suất học bổng theo diện hiệp định Chính phủ. Tại thời điểm tháng 5/2018 có khoảng 6.365 lưu học sinh Việt Nam diện học bổng có sử dụng ngân sách nhà nước đang học tập tại 43 nước trên thế giới, trong đó tập trung đông nhất tại Châu Âu với 4.384 lưu học sinh (chiếm 68,9%). Hiện tại Bộ GD&ĐT đang theo dõi, quản lý khoảng 20.000 lưu học sinh nước ngoài từ khoảng 64 nước trên thế giới học tập tại Việt Nam. Trong đó đông nhất là lưu học sinh Lào, Căm-pu-chia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05