Hà Nội: Nhếch nhác nơi công cộng
![]() | Phúc Thọ: Những chuyển biến tích cực từ cuộc vận động 3 sạch |
![]() | Nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường |
![]() | “Hồi sinh” sông Nhuệ |
Nội dung trên các tờ quảng cáo bị dán, treo, đặt, vẽ vô tội vạ cũng vô cùng phong phú, nào là quảng cáo sửa nhà, cho thuê nhà, cho vay, rửa xe, tìm vật nuôi thất lạc hay giới thiệu dịch vụ của những cửa hàng gần địa điểm treo quảng cáo… tất cả những thứ đó đã khiến những góc phố trở nên nhếch nhác, làm xấu hình ảnh của Thủ đô và gây bức xúc đối với người dân sống quanh khu vực đó.
![]() |
Hàng trăm thứ quảng cáo bị dán vô tội vạ lên các bốt điện. (ảnh: Mai Quý) |
Bà Trần Thị Hạnh, cư dân phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa chia sẻ: "Nhìn vào những trụ điện trên trục đường Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng bị dán nham nhở những biển quảng cáo nào là tìm chó lạc, bán nhà, cho vay trả góp… tôi vừa bức xúc vừa tự hỏi không biết ý thức của người ta để đi đâu.
Trong khi cả Thành phố và đông đảo người dân đang nỗ lực để xây dựng và giữ gìn văn minh đô thị, cảnh quan môi trường thì một số người thiếu ý thức lại dán vô tội vạ những thứ biển quảng cáo linh tinh ngay tại nơi công cộng chỉ để phục vụ mục đích của cá nhân mà làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cả Thủ đô".
Ông Nguyễn Mạnh Cảnh, cư dân phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm bức xúc, những người thiếu ý thức dán, vẽ vô tội vạ các loại biển quảng cáo lên khắp các nơi, kể cả bảng tin thông báo của khu dân cư, tường nhà dân, tường rào của các cơ quan, nhà vệ sinh công cộng… khiến cho môi trường và không gian công cộng trở nên nhếch nhác.
"Người dân hay các đội thanh niên tình nguyện cứ đi bóc quảng cáo, thậm chí là sơn lại những khu vực bị dán quảng cáo nhưng được một thời gian lại đâu vào đấy", ông Cảnh nói thêm.
![]() |
Biển quảng cáo bị treo khắp nơi gây mất mỹ quan đô thị. (ảnh: Mai Quý) |
Chỉ mong sao, chính quyền có biện pháp để bắt tận tay và có chế tài xử phạt đủ sức răn đe để tránh tình trạng tái phạm. Đồng thời, hi vọng rằng ý thức của người dân Thủ đô trong việc giữ gìn cảnh quan môi trường công cộng ngày càng được nâng cao để trong tương lai không xa những nơi công cộng của Thủ đô không còn bị lạm dụng gây mất mỹ quan đô thị - ông Cảnh chia sẻ.
Được biết, Nghị định 28/2017 sửa đổi Nghị định 131 và 158 của Chính phủ xử phạt hành chính về quyền tác giả, văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo đã được ban hành và có hiệu lực từ 5/5/2017. Theo đó, những người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội sẽ bị phạt tiền 5 - 10 triệu đồng.
Nghị định này tăng mức xử phạt với nhiều hành vi: người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo bằng cách treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng sẽ bị phạt 5-10 triệu đồng (mức phạt trước đây là 1-2 triệu đồng).
Ngoài ra, người vi phạm còn phải khắc phục hậu quả là tự tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo. Thẩm quyền xử phạt các hành vi này thuộc về Chủ tịch UBND các cấp, lực lượng công an nhân dân và thanh tra chuyên ngành văn hóa.
Một số hình ảnh PV ghi nhận ngày 15/3:
![]() |
Nhà vệ sinh công cộng trở nên nhem nhuốc vì bị dán, vẽ quảng cáo bừa bãi. (ảnh: Mai Quý) |
![]() |
Tường rào của trường mầm non Mỹ Đình bị tận dụng để dán quảng cáo. (ảnh: Mai Quý) |
![]() |
Hàng rào tôn quây công trình đang xây dựng trở thành chỗ lý tưởng để quảng cáo. (ảnh: Mai Quý) |
![]() |
Ngõ phố trở nên nhếch nhác bởi hàng trăm thứ quảng cáo bị in lên tường, treo trên dây điện. (ảnh: Mai Quý) |
![]() |
Những bốt điện bị khoác lên mình bộ áo không mong muốn. (ảnh: Mai Quý) |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động
Tin khác

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 26/03/2025 13:23

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ
Tôi yêu Hà Nội 21/03/2025 16:03

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống
Tôi yêu Hà Nội 17/03/2025 14:17

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền
Tôi yêu Hà Nội 07/03/2025 18:04

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện
Tôi yêu Hà Nội 28/02/2025 17:07

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 20/02/2025 20:10

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng
Tôi yêu Hà Nội 18/02/2025 21:41

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
Tôi yêu Hà Nội 11/02/2025 09:53

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17