Hà Nội khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ như thế nào?
![]() | Chứng nhân trong 12 ngày đêm lịch sử |
![]() | Cái chết của chiến dịch Linebacker-2 |
![]() | Triển lãm “Bản hùng ca Điện Biên Phủ trên không” |
![]() | Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” – Bản hùng ca bất diệt |
![]() |
Ảnh tư liệu |
Vào cuối năm 1968 đầu năm 1969, các cơ quan, xí nghiệp, trường học cùng hàng vạn người từ nơi sơ tán chuyển về nội thành. Hà Nội có hơn 100 nhà máy, xí nghiệp Trung ương, gần 70 xí nghiệp địa phương được khôi phục. Phong trào “luyện tay nghề, thi thợ giỏi” đã trở thành cao trào trong toàn thành phố. Sản lượng công nghiệp địa phương năm 1970 tăng 42% so với năm 1965.
Công nghiệp cơ khí đã sản xuất được nhiều máy công cụ, máy móc phục vụ nông nghiệp, đóng ca nô, xe buýt, giá trị sản lượng tăng 50,2% so với năm 1965. Công nghiệp tiêu dùng đã sản xuất được một số mặt hàng mới như đồ sứ, thủy tinh, kim khí, nhựa… Vật liệu xây dựng đã phát triển thành ngành công nghiệp mới của Hà Nội, hướng vào sản xuất cấu kiện đúc sẵn,gạch silicát với 167 công trình và 3 bạn mét vuông nhà ở được đưa vào sử dụng.
![]() |
Ảnh tư liệu |
Tiểu thủ công nghiệp là lực lượng hỗ trợ lớn cho công nghiệp. Một số mặt hàng truyền thống như đúc đồng, gốm, sứ, thêu, mỹ nghệ… được khôi phục. Năm 1970 đã có 217 điểm sửa chữa, 150 hợp tác xã điện, nước, đồ mộc. Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, nhiều ngành đã đạt được những kết quả quan trọng. Giá trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh liên tục với tốc độ bình quân 5,4%.
Sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội có nhiều tiến bộ. Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1970 đã tăng 16,8% so với năm 1969 và vượt mức kế hoạch 5,7%; rau đạt 10 vạn tấn, giống lợn lai được nhân rộng; hơn nửa số hợp tác xã đã có điện dùng cho sản xuất; các hợp tác xã được trang bị 217 máy bơm, 500 máy tuốt lúa, xay xát… Việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân nội thành đã được giải quyết tốt hơn. Nông trường quốc doanh được củng cố, Phong trào thi đua trong nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh.
Nhân dân ngoại thành Hà Nội bám ruộng đồng, đẩy mạnh sản xuất. Sản lượng lúa vụ chiêm xuân 1972 đã cao hơn những năm trước, riêng về chăn nuôi đến tháng 9/1972, đàn lợn đạt 17 vạn con; trọng lượng xuất chuồng tăng khoảng 9,5kg/con.
![]() |
Ảnh tư liệu |
Trong những ngày tháng chiến đấu ác liệt, giao thông vận tải Thủ đô đảm bảo thông suốt cả hai tuyến thủy bộ, phục vụ tốt yêu cầu đưa dân đi sơ tán và phục vụ chuyển khối lượng lớn lương thực bằng đường bộ từ Đồng Đăng về Hà Nội. Việc vận chuyển đường sông cũng được duy trì tốt; lực lượng vận tải thô sơ đã có đóng góp lớn vào việc giải tỏa và phân tán nhanh hàng hóa. Nhiệm vụ chuyên chở thư báo bưu chính từ Hà Nội cũng được đảm bảo tốt.
Từ khi địch phong tỏa các cảng, tuyến giao thông Hà Nội nối liền với phía Bắc càng trở nên cực kỳ quan trọng đối với việc tiếp nhận viện trợ quốc tế. Từ ngày 10/5/1972, Mỹ tập trung đánh phá ác liệt vào Hà Nội. Chúng đánh phá tất cả các tuyến xe lửa từ Hà Nội đi các địa phương, các nhà ga, các cây cầu,các khu công nghiệp, kho tàng, bến bãi.
![]() |
Hà Nội hôm nay bình yêu sau 45 năm chiến tranh. (Ảnh: Hưng Lê) |
Tháng 9/1972, đế quốc Mỹ đã huy động hàng trăm lượt máy bay ném bom dữ dội các cơ sở y tế, trường học, bệnh viện, hệ thống giao thông và các điểm dân cư ở Hà Nội nhằm tạo ưu thế trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pa-ri. Ngày 14/12, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đã họp và quyết định tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược với quy mô hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu quan trọng miền Bắc.
Cuộc tập kích đường không của Mỹ trong 12 ngày đêm vào cuối tháng 12/1972 vào Hà Nội là cuộc ném bom hủy diệt man rợ nhằm đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá. Nhưng chính quyền Ních – xơn không thể ngờ rằng, chúng đã thất bại thảm hại trước ý chí chiến đấu quật cường của quân dân Hà Nội và miền Bắc. Và một lần nữa, nhân dân Hà Nội lại bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng Thủ đô – trái tim của đất nước.
45 năm đã qua nhưng chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” vẫn còn nguyên giá trị, để lại những bài học sâu sắc về phát huy sức mạnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc cho hôm nay và mai sau.
Bảo Thoa (TH)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4: Hy vọng mong manh của đội khách

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Giá USD trong nước tăng, thế giới tiếp tục giảm

Nhận định Roma vs Juventus (01h45 ngày 7/4): Đại chiến quyết định cuộc đua top 4

Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Tin khác

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương
Nhịp sống Thủ đô 04/04/2025 18:15

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5
Nhịp sống Thủ đô 04/04/2025 16:58

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
Thủ đô 04/04/2025 15:54

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia
Nhịp sống Thủ đô 02/04/2025 21:58

Tác nghiệp ở Trường Sa
Nhịp sống Thủ đô 01/04/2025 07:17

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 01/04/2025 06:27

Góp phần vì một Hà Nội bình yên
Nhịp sống Thủ đô 31/03/2025 17:22

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm
Nhịp sống Thủ đô 30/03/2025 08:24

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số
Nhịp sống Thủ đô 30/03/2025 07:50

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025
Thủ đô 29/03/2025 07:29