Hà Nội: Cảnh báo tình trạng cháy nổ tại nhà ở kết hợp kinh doanh
Tăng cường phòng cháy, chữa cháy tại nhà ở kết hợp kinh doanh | |
Cần có chế tài về công tác phòng chống cháy nổ | |
Nhà ở kết hợp kinh doanh: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ |
Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra gần 2.000 vụ cháy, trong đó cháy tại các cơ sở, nhà dân vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc biệt là đối với các hộ gia đình có nhà ở kết hợp kinh doanh.
Tại Hà Nội, hình thức nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh diễn ra khá phổ biến, trên địa bàn Thành phố có đến hàng nghìn địa điểm như trên. Hình thức nhà ở kết hợp kinh doanh chủ yếu là hàng tạp hóa, gas, buôn bán quần áo, nghề thủ công.
Ngoài một số cơ sở có quy mô lớn, mặt bằng rộng, điều dễ nhận thấy trong hầu hết những nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh là sự bừa bộn, kho chứa thiếu ngăn nắp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ cao.
Vụ cháy kho xưởng phường Trung Văn khiến 8 người chết (Ảnh: VOV) |
Trước đó, đã có hàng trăm vụ cháy đối với loại hình nhà ở kết hợp cơ sở sản xuất kinh doanh gây thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn Hà Nội.
Điển hình là vụ cháy 4 xưởng tại phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) khiến 8 người tử vong vào rạng sáng 12/4; vụ cháy xảy ra vào cuối tháng 7/2017, tại ngôi nhà 4 tầng ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội làm 2 người chết…
Qua điều tra nguyên nhân các vụ cháy, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) thành phố nhận thấy, cháy nổ ở các hộ gia đình và hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh chủ yếu là do ý thức kém của người dân trong chấp hành các quy định PCCC.
Phần lớn, hộ kinh doanh tại nhà giữa khu dân cư không tuân thủ an toàn hệ thống điện; Các loại nhà này được thiết kế, xây dựng theo kiểu nhà ống, không có lối thoát nạn dự phòng, không có giải pháp ngăn cháy lan, chống khói.
Nhiều hộ kinh doanh còn tự ý cơi nới, cải tạo, lắp đặt biển quảng cáo có kích thước lớn, xây dựng các “lồng” bằng thép kiên cố ở khu vực ban công khiến công tác tiếp cận để chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, việc trang bị các thiết bị PCCC không đầy đủ, thậm chí nhiều hộ không có cũng là nguyên nhân khiến thiệt hại trở nên nặng nề hơn.
Tại Hà Nội, những lớp tập huấn, tuyên truyền kỹ năng phòng cháy, xử lý sự cố và thoát nạn thường xuyên diễn ra (Ảnh: K. Tiến) |
Được biết, thời gian qua trên địa bàn Hà Nội, lực lượng Cảnh sát PCCC đã thường xuyên tiến hành những lớp tập huấn, tuyên truyền các kỹ năng phòng cháy, xử lý sự cố và thoát nạn khi cháy xảy ra.
Lực lượng PCCC đã tổ chức vào ngày nghỉ, vào buổi tối đối với từng cụm dân cư, từng loại hình. Thế nhưng thực tế, số lượng người dân tham gia cũng không đáng kể. Điều này cũng cho thấy, ý thức xem nhẹ công tác PCCC vẫn rất phổ biến.
Trong khi đó, loại hình này không thuộc danh mục các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC. Do đó, công tác kiểm tra, hướng dẫn, xử lý các vi phạm vẫn chưa có các chế tài đủ mạnh. Công tác phòng ngừa chủ yếu trông chờ vào ý thức của chủ hộ cơ sở.
Trao đổi về vấn đề này, Thiếu tá Phan Tiến Thắng, Phó Đội trưởng Đội PCCC&CNCH, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Tại quận Bắc Từ Liêm, chúng tôi cũng đã phối hợp cùng UBND các phường, gửi giấy mời tới từng hộ gia đình, từng cụm dân cư nhưng thực sự sự tham gia của người dân cũng không được như mong muốn”.
Bên cạnh đó, Thiếu tá Phan Tiến Thắng cũng khuyến cáo người dân, thời tiết mùa hè đang rất khắc nghiệt, nhu cầu sử dụng điện đối với các gia đình đặc biệt là nhà ở kết hợp kinh doanh là tương đối lớn.
Do vậy, người dân cần đảm bảo an toàn PCCC tuyệt đối trong quá trình sử dụng các thiết bị điện, khi không sử dụng nên tắt tại nguồn. Thứ hai, người dân nên nâng cao ý thức PCCC, nên trang bị các trang thiết bị PCCC ban đầu, dụng cụ phá dỡ để khi không may xảy ra họa hoạn chúng ta có thể kịp thời xử lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Nhanh chóng dập tắt đám cháy trong đêm trên đường Giải Phóng
Phòng chống cháy nổ 27/10/2024 09:24
Khẩn trương khống chế đám cháy ở phố Thiên Hiền, Hà Nội
Phòng chống cháy nổ 21/10/2024 12:05
Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10
Phòng chống cháy nổ 17/10/2024 10:35
Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy
Phòng chống cháy nổ 16/10/2024 22:47
Nhanh chóng dập tắt đám cháy tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang
Phòng chống cháy nổ 10/10/2024 22:16
Tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn cho gần 1.000 học sinh huyện Đan Phượng
Phòng chống cháy nổ 05/10/2024 17:15
Cháy xưởng tái chế nhựa ở Hoài Đức, một người tử vong
Phòng chống cháy nổ 28/09/2024 16:57