Hà Nội: Ban hành kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 - 2020
Theo kế hoạch ban hành, mục tiêu đến 2015 thành phố phấn đấu 99% người trong độ tuổi từ 15 - 60; 100% người trong độ tuổi từ 15 - 35 biết chữ. Đặc biệt ưu tiên xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc thiểu số ở các xã miền núi, xã giữa sông, xã khó khăn; phấn đấu tỷ lệ biết chữ cân bằng cân bằng giữa nam và nữ. 90% số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không tái mù chữ. 100% quận, huyện, thị xã cũng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết quả phổ cập giáo dục THCS.
85% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trinh độ ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 25% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) và 7% có ừình độ ngoại ngừ bậc 3 (Bl);
90% công nhân lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương; tăng tỷ lệ công nhân lao động có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu 95% công nhân qua đào tạo nghề. Hàng năm, tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng sống. Phấn đấu 30% trở lên học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.
Nâng cấp 1 trung tâm GDTX cấp huyện thành trung tâm GDTX cấp thành phố. Phấn đấu 80% trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn hoạt động thường xuyên, 50% trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn hoạt động chất lượng tốt.
Trong giai đoạn từ 2015 đến 2020 thì mục tiêu phấn đấu của các chỉ số trên tăng từ 0,5 đến 25%. Đáng chú ý là trong giai đoạn này sẽ phấn đấu 50% trở lên học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục, 70% trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn hoạt động chất lượng tốt.
Để hoàn thành mục tiêu này thành phố đã đưa ra hàng loạt giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ như nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập; Tổ chức các hoạt động suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ; Rà soát, củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người dân; Thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng được học thập thường xuyên, học tập suốt đời; Tăng cường các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời; Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên…
P.V
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46