Góp phần xây dựng một xã hội học tập
Hà Nội: Ban hành kế hoạch xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 - 2020 | |
Chung tay xây dựng xã hội học tập |
Những tấm gương học tập suốt đời
Dự hội nghị và được nhận học bổng khuyến học khuyến tài có gần 100 đại biểu là các em học sinh con cán bộ CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích xuất sắc trong học tập; cán bộ CNVCLĐ có tinh thần học tập thường xuyên, đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
Điển hình như em Phùng Thị Ngọc, học sinh lớp 9A, trường THCS Vân Nam, huyện Phúc Thọ. Du gia đình thuộc diện hộ nghèo, bố mất sớm, song Ngọc vẫn luôn nỗ lực, vượt khó vươn lên, đạt thành tích cao trong học tập. Nhiều năm liên tục, em là học sinh giỏi toàn diện, riêng năm học 2017-2018, em đạt giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi môn Hoá cấp huyện, và đạt giải 3 môn thi này cấp thành phố.
Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ Thành phố Đặng Thị Phương Hoa trao học bổng khuyến học khuyến tài cho các em học sinh và người lao động tiêu biểu |
Cũng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng vẫn vươn lên học giỏi là em Phùng Văn Minh, học sinh lớp 12, trường THPT Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng. Bố mất do tai nạn lao động, mẹ mất tích, hiện Minh phải với cô. Trong khi đó, bản thân em bị hỏng một mắt. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực không ngừng, năm học 2017-2018, Phùng Văn Minh đã đạt học sinh giỏi toàn diện với điểm trung bình môn 8,6. Em có năng khiếu vẽ tranh, làm gốm mỹ thuật, tranh của em được trưng bày ở Dolphin Plaza và ở Thái Lan, ngoài ra, em còn đạt huy chương đồng môn cờ vua toàn miền Bắc.
Không kém phần xuất sắc là em Bùi Minh Đức, học sinh lớp 12A2, Trường THPT Quang Trung, Đống Đa. Mẹ Đức làm công nhân thu nhập thấp, bản thân em bị khuyết tật teo cơ, đi lại rất khó khăn, nhưng với ý chí và nghị lực cao, em đã vươn lên học giỏi nhiều năm liền, đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 12 cấp trường năm học 2017-2018.
Cùng với những tấm gương vượt khó gây xúc động lòng người của các cháu học sinh thì tại hội nghị, câu chuyện về những tấm gương điển hình trong phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời của những người lao động Thủ đô cũng khiến mọi người vô cùng khâm phục.
Nhiều nhà hảo tâm tham gia ủng hộ Quỹ Khuyến học |
Tiêu biểu có ông Phạm Nhật Minh, Giám đốc Công ty Cổ phần Mỹ nghệ Minh Đức, quận Hoàng Mai. Sau khi nghỉ hưu ông đã thành lập công ty chế tác hàng thủ công mỹ nghệ, tạo công ăn, việc làm cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân hơn 8 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của công ty ông cũng đạt nhiều huy chương. Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, công ty có 2 sản phẩm đạt huy chương vàng, năm 2017 được vinh danh là trí thức tiêu biểu thời đại Hồ Chí Minh.
Ông Bùi Thế Mạnh, Hội viên Hội Quất cảnh nghệ thuật phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) tích cực học hỏi, nghiên cứu và đã có nhiều cải tiến, sáng tạo ứng dụng, phổ biến kinh nghiệm thành công trong nghề trồng quất cảnh bonsai có giá trị kinh tế cao, hàng năm thu lãi từ 700-800 triệu đồng. Ông còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện của phường và tổ dân phố, mỗi năm ủng hộ từ thiện hàng chục triệu đồng.
Ông Cấn Văn Mai, thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, chủ trang trại chăn nuôi gia cầm, trang trại của ông có trên 2 vạn gà đẻ, là đầu mối cũng cấp cám và tiêu thụ trứng gà cho các hộ chăn nuôi trong xã. Ông Mai được tặng nhiều giấy khen, là người tốt, việc tốt cấp cơ sở và là đại diện hộ kinh doanh tiêu biểu, sản xuất giỏi nhiều năm liên tục.
Góp phần xây dựng một xã hội học tập
Hội nghị trao học bổng khuyến học, khuyến tài với chủ đề “Tự học và sáng tạo” là hoạt động nằm trong Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giữa LĐLĐ Thành phố và Hội khuyến học Hà Nội giai đoạn 2018-2020” và Kế hoạch liên tịch số 51/KHLT/LĐLĐ-HKH ngày 30/5/2018 của Hội Khuyến học và LĐLĐ Thành phố về việc phối hợp công tác tuyên truyền và tổ chức trao học bổng khuyến học, khuyến tài cho học sinh, người lao động xuất sắc của thành phố Hà Nội năm 2018. Hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt thiết thực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ phong trào hăng say học tập và lao động sản xuất của học sinh và cán bộ CNVCLĐ.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Minh, Chủ tịch Hội Khuyến học Thành phố, nhiều năm qua, các cấp Hội Khuyến học từ thành phố đến cơ sở đã tích cực đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đưa công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của của Hà Nội luôn thuộc tốp đầu của cả nước. Các phong trào xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” đều đạt và vượt các chỉ tiêu do T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam và Thành phố giao.
Được nhận học bổng khuyến học là những học sinh vượt khó, học giỏi |
Năm 2017, toàn Thành phố có gần 1,5 triệu gia đình đăng ký gia đình học tập, hơn 1 triệu gia đình đăng ký đã được công nhận là gia đình học tập, chiếm 56% gia đình toàn Thành phố; có gần 8.000 dòng họ đăng ký dòng họ học tập, hơn 5.000 dòng họ đã được công nhận là dòng họ học tập, bằng 44% dòng họ trên toàn TP; gần 7.000 thôn, tổ dân phố đăng ký cộng đồng học tập, hơn 5.000 thôn, tổ dân phố được công nhận cộng đồng học tập, bằng 68% tổng số thôn, tổ dân phố toàn Thành phố...
Kết thúc năm học 2016-2017 và Tết Thiếu nhi 1/6, các cấp Hội Khuyến học các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn đã phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo cùng cấp tổ chức trao học bổng cho gần 12 triệu lượt học sinh vượt khó học giỏi, gần 1.400 giáo viên, người lao động và 607 tập thể với tổng số tiền hơn 44 tỷ đồng.
Riêng Hội Khuyến học Hà Nội hàng năm tổ chức 3 đợt trao học bổng cho học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập và người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất. Năm 2017, Hội đã trao 200 suất học bổng trị giá 200 triệu đồng cho học sinh giỏi, người lao động sáng tạo và 50 suất học bổng trị giá 50 triệu cho các cán bộ, chiến sỹ hải quân, trao 150 triệu học bổng hỗ trợ học sinh nghèo vùng bão lụt và nhiều phần quà có ý nghĩa thiết thực.
Từ kết quả công tác khuyến học, khuyến tài, phong trào vượt khó vươn lên học giỏi ở các cấp học của học sinh và phong trào thi đua lao động giỏi đạt thành tích cao trong CBCNVCLĐ Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của Thủ đô, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp, là điểm sáng đi đầu của cả nước về giáo dục và đào tạo.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23