Góp phần giảm gánh nặng tài chính
Thay đổi thời gian đào tạo của một số bậc học | |
Quy định mới về đào tạo thạc sĩ |
Hợp thực tiễn và hội nhập với quốc tế
So với trước kia thì thay đổi đáng chú ý trong khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới là việc phân loại đào tạo ở bậc ĐH theo định hướng nghiên cứu và ĐH theo định hướng ứng dụng. Cụ thể, thời gian đào tạo bậc ĐH đã rút ngắn từ 4 - 6 năm, xuống còn 3 - 5 năm; bậc CĐ từ 3 năm, xuống còn 2-3 năm.
Rút ngắn thời gian đào tạo ĐH - CĐ sẽ giảm gánh nặng tài chính... (Ảnh minh họa). |
Theo đánh giá của hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, việc rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc ĐH cũng là một cách hướng đến hội nhập với giáo dục quốc tế cũng như là xu thế tất yếu để phù hợp hơn với thực tiễn thị trường lao động đang đặt ra hiện nay. Cụ thể, đối với sinh viên, việc rút ngắn thời gian học sẽ giảm tải những môn học, tiết học không phù hợp, hay chế độ đào tạo theo tín chỉ đang được áp dụng sẽ cho phép sinh viên chủ động được kế hoạch học tập của mình, tăng cơ hội kiếm việc làm, tăng thời gian thực hành kỹ năng nghề nghiệp sớm hơn cho các tân cử nhân, kỹ sư, đồng thời đi liền với đó là giảm được chi phí đào tạo cho bản thân người học…
Còn đối với các cơ sở đào tạo, giảm thời gian đào tạo sẽ buộc các trường phải cải tiến, thay đổi chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu mới cũng như của thị trường lao động và người học. Điều này đồng nghĩa với việc, các chương trình đào tạo của các trường không đơn thuần nặng lý thuyết là chính như trước đây mà được thiết kế cô đọng hơn, chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, những quy luật chung nhất để trên cơ sở đó sinh viên có thể phát triển tư duy, năng lực, phẩm chất. Vì thế, sinh viên không nhất thiết phải dành toàn bộ thời gian trên giảng đường, mà dành nhiều thời gian hơn để tự học có hướng dẫn, tự nghiên cứu, thảo luận…
Còn theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga, việc rút ngắn thời gian đào tạo giảng dạy nhìn chung đã được cải thiện hiệu quả rõ rệt với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Chương trình đào tạo cũng được thiết kế cô đọng hơn, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, những quy luật chung nhất để trên cơ sở đó có thể phát triển tư duy. Đào tạo đại học sẽ không đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn thúc đẩy phát huy năng lực và phẩm chất, vì sinh viên không chỉ ngồi trên giảng đường mà còn phải dành thời gian tự học, tự nghiên cứu. Tại Việt Nam cũng đã có một số trường đại học cấp bằng cử nhân sau 3 năm đào tạo như ĐH Khoa học và Công nghệ (Việt - Pháp), Việt - Đức, RMIT Việt Nam.... Như vậy, việc rút ngắn thời gian đào tạo không phải là chuyện không làm được mà đã được thực tế kiểm chứng.
Giảm chi phí đào tạo
Mặc dù không thúc ép các trường phải ngay lập tức rút ngắn thời gian đào tạo và sớm đưa ra khung thời gian mới, song Bộ GDĐT khuyến khích các trường xây dựng các chương trình mới phù hợp để đáp ứng chuẩn đầu ra theo khung trình độ quốc gia đã ban hành và đào tạo theo học chế tín chỉ đang là xu thế được các trường hướng tới áp dụng nhiều hơn.
Là một trong 2 trường ĐH đầu tiên trên toàn quốc thí điểm phương thức quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ từ năm 1995, đến nay sau 20 năm áp dụng, chất lượng đào tạo kỹ sư của nhà trường được các đơn vị sử dụng lao động đánh giá tốt, và những kinh nghiệm của nhà trường đã hỗ trợ cho các trường ĐH khác cũng như đóng góp vào quá trình đổi mới phương thức quản lý đào tạo của Bộ GDĐT. Chia sẻ về đào tạo theo tín chỉ, Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Phạm Duy Hòa cho biết, đây là phương thức quản lý đào tạo mang lại nhiều thuận lợi và cơ hội cho sinh viên. Bởi theo phương thức này, chương trình đào tạo được cấu trúc theo các mô- đun đa dạng, từng sinh viên có thể lựa chọn chương trình học riêng phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
Xét trên góc độ kinh tế, việc rút ngắn thời gian đào tạo bậc ĐH, CĐ sẽ giúp người dân và Nhà nước tiết kiệm khá lớn nguồn tài chính. Đơn cử, tổng chi phí cho một sinh viên từ quê lên thành phố học, tổng chi phí tiền ăn, tiền ở (thuê nhà), tiền học và các loại tiền khác một tháng từ 4 - 5 triệu/tháng; tính ra một năm tổng chi phí lên tới 48 - 60 triệu đồng. Còn chi phí mà Nhà nước bỏ ra đào tạo mỗi năm/sinh viên cũng không hề nhỏ. Vì vậy, việc rút gắn thời gian đào tạo ĐHCĐ sẽ góp phần giảm chi phí tài chính cho cả nhà nước và người dân. |
Thời gian lên lớp hàng tuần được rút ngắn từ 36 tiết xuống còn 30 tiết nhưng vẫn đảm bảo không cắt giảm nội dung đào tạo và vẫn bảo đảm chất lượng giảng dạy. Với phương thức dạy và học này, đòi hỏi sinh viên phải có thời gian tự học nhiều hơn thông qua hệ thống giáo trình, tài liệu được giảng viên cung cấp cũng như phải trau dồi kỹ năng làm chủ thời gian học tập, nghiên cứu khoa học… Chính vì thế mà từ những năm đầu phương thức đào tạo tín chỉ mới chỉ được Trường Đại học Xây dựng áp dụng cho nhóm 5 ngành kỹ thuật công trình, đến nay nó đã được áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo của trường. Hiện với mỗi chương trình đào tạo của một ngành học, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định thì được xét cấp bằng tốt nghiệp ngành đó.
Đề cập về đào tạo theo học chế tín chỉ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trần Văn Tớp cho biết, riêng với nhà trường, thiết kế chương trình đã rút ngắn từ 300 học trình xuống 160 tín chỉ với chương trình kỹ sư và 130 tín chỉ với chương trình cử nhân. Như vậy, mỗi năm sinh viên học 30-33 tín chỉ là vừa mức và vừa với khối lượng kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, việc thay đổi, điều chỉnh thời gian, chương trình đào tạo cần phải chú ý đến yếu tố đặc thù ngành nghề đào tạo, ví như khối ngành y dược. Bởi điều quan trọng cốt lõi hơn là để chất lượng sinh viên ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội và thực tiễn nghề nghiệp.
Xét trên góc độ kinh tế, việc rút ngắn thời gian đào tạo bậc ĐH, CĐ sẽ giúp người dân và Nhà nước tiết kiệm khá lớn nguồn tài chính. Đơn cử, tổng chi phí cho một sinh viên từ quê lên thành phố học, tổng chi phí tiền ăn, tiền ở (thuê nhà), tiền học và các loại tiền khác một tháng từ 4 - 5 triệu/tháng; tính ra một năm tổng chi phí lên tới 48 - 60 triệu đồng. Còn chi phí mà Nhà nước bỏ ra đào tạo mỗi năm/sinh viên cũng không hề nhỏ. Vì vậy, việc rút gắn thời gian đào tạo ĐH, CĐ sẽ góp phần giảm chi phí tài chính cho cả nhà nước và người dân.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03