Xem xét trả lời tất cả những kiến nghị của cử tri
Trạm thu giá chỉ cần lấy lại tên cũ là Trạm thu phí | |
Cơ quan nào kiểm soát tài sản cán bộ cao cấp? | |
Thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) |
Trình bày báo cáo tóm tắt kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nêu rõ, thông qua 1.383 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 4, 63 Đoàn đại biểu Quốc hội đã tổng hợp được 2.099 kiến nghị của cử tri có nội dung liên quan đến hoạt động của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp. Các kiến nghị đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đến nay toàn bộ các kiến nghị đã được xem xét, trả lời (đạt 100%) cụ thể:
Về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan của Quốc hội: có 38/72 kiến nghị về việc xây dựng pháp luật. Các ý kiến của cử tri đóng góp cho một số dự thảo luật đã được các cơ quan của Quốc hội nghiên cứu tiếp thu. Về hoạt động động giám sát có 34/72 kiến nghị. Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Quốc hội đã lựa chọn các chuyên đề giám sát tối cao liên quan tới vấn đề cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; Quản lý vốn và tài sản nhà nước,... phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của cử tri.
Qua ý kiến nhận xét, đánh giá của 59/59 Đoàn đại biểu Quốc hội về công tác giải quyết và trả lời kiến nghị cử tri của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho thấy, các cơ quan này đã thực hiện nghiêm túc, đúng hạn trong việc trả lời các kiến nghị cử tri, đảm bảo chất lượng, đúng các nội dung kiến nghị mà cử tri nêu.
Về công tác điều hành của Chính phủ, toàn bộ 1.993 kiến nghị, chiếm 95%, cử tri gửi đến Chính phủ đều đã được nghiên cứu và trả lời. Trong đó, 1.474 kiến nghị (73,96%) được giải trình, cung cấp thông tin cho cử tri, 162 kiến nghị (8,13%) đã được tiếp thu, giải quyết dưới một số hình thức, như sửa đổi một số văn bản không còn phù hợp (37 văn bản); tổ chức thanh tra xử lý vi phạm đối với một số vấn đề mà cử tri nêu như quản lý khai thác cát; tình hình lạm thu tại các trường học, bạo hành tại một số cơ sở mầm non; vi phạm tại một số cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất kinh doanh thuốc; tình trạng doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, việc đầu tư và khai thác các công trình giao thông BOT...
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải trình bày báo cáo trước Quốc hội (ảnh: Quochoi.vn) |
Đặc biệt, tiếp thu kiến nghị của cử tri Vĩnh Long, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Tháp,... cần đặc biệt quan tâm tới công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực hay xảy ra sai phạm, tham nhũng, lãng phí như: đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ phần hóa doanh nghiệp, Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành đã tiến hành thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản... tại nhiều cơ quan, đơn vị, tỉnh, thành phố, cụ thể: trong năm 2017, toàn ngành thanh tra đã triển khai 7.539 cuộc thanh tra hành chính và 237.284 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, phát hiện vi phạm về kinh tế 67.754 tỷ đồng, 17.586 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 2.093 tập thể, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 114 vụ việc, 192 đối tượng,... tăng hơn hai lần so với năm trước.
Qua kết quả giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đánh giá của 59/59 Đoàn đại biểu Quốc hội đều cho thấy, việc giải quyết kiến nghị cử tri của các bộ, ngành kỳ này có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng cũng như thời hạn trả lời. Nhiều bộ, ngành đã được một số Đoàn đại biểu Quốc hội đánh giá cao trong giải quyết nhanh chóng, dứt điểm một số kiến nghị cụ thể của địa phương, như Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Giao thông vận tải; Tài chính; Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; cử tri phường Hòa Hải (Đà Nẵng) kiến nghị về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cử tri Khánh Hòa kiến nghị về cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất (nhà lưới, nhà kính) phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; hay cử tri Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh Bình... kiến nghị về đối tượng được vay vốn lưu động, chuyển đổi chủ tàu, tạo điều kiện để ngư dân đầu tư khai thác thủy sản xa bờ, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, giải quyết xong trong vòng 30 ngày...
Một số bộ, ngành có số lượng kiến nghị cử tri nhiều, khối lượng công việc lớn nhưng Bộ trưởng đã trực tiếp chỉ đạo và ký văn bản trả lời, thể hiện trách nhiệm cao đối với cử tri, vì vậy nhiều vấn đề đã được giải quyết dứt điểm, như Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (208 kiến nghị), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (171), Bộ Tài nguyên và Môi trường (159), Bộ Giáo dục và Đào tạo (148)... Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế còn cung cấp số điện thoại ngay trong văn bản trả lời để tiếp nhận, xử lý những vấn đề mà cử tri kiến nghị.
Việc giải quyết các kiến nghị về chính sách thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ,... đề ra nhiều giải pháp hiệu quả; Thủ tướng đã có buổi đối thoại với nông dân để lắng nghe nguyện vọng, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho nông dân. Quý I khu vực nông nghiệp đạt được kết quả tăng trưởng vượt trội (3,76%), cao nhất trong 12 năm qua.
Theo Trưởng ban Nguyễn Thanh Hải, sự nỗ lực cao của Chính phủ, Thủ tướng, các bộ trưởng, trưởng ngành trong giải quyết kiến nghị của cử tri đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tạo môi trường thông thoáng hơn trong sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao mức độ hài lòng của người dân, góp phần tích cực vào kết quả chung của tăng trưởng kinh tế thời gian qua, được cử tri ghi nhận (GDP quý I đạt 7,38%, cao nhất trong 10 năm, khu vực công nghiệp tăng 10,08% là mức tăng trưởng 2 chữ số đầu tiên sau nhiều năm).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31