Giải pháp nào tránh nguy cơ mất trắng tài sản?
Xa lạ với BHCN
Thời gian qua, liên tiếp những vụ cháy chợ xảy ra trên cả nước, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tuy Chính phủ đã có quy định về việc bắt buộc tham gia BHCN, nhưng hầu hết tiểu thương, doanh nghiệp lại không tham gia.
Ngồi bên kiot hàng mã, bà Lê Thị Tình, một tiểu thương ở chợ Cầu Diễn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ cháy xảy ra ngày 3/12/2014. Trong vụ cháy chợ Cầu Diễn, gia đình bà bị thiêu rụi 2 kiot, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Được sự giúp đỡ của chính quyền, bạn hàng, đến nay gia đình bà mới mở lại được 1 kiot, còn một cái chỉ để đồ lặt vặt và chưa có vốn để kinh doanh.
Khi được hỏi về việc vì sao không tham gia BHCN, bà Tình cho biết: “Chúng tôi không biết loại hình BHCN là gì. BQL chợ cũng chẳng bao giờ nhắc nhở hay đề cập gì đến bảo hiểm cả. Tôi chỉ biết mỗi tháng phải đóng 200 nghìn đồng tiền lưu kho hàng hóa. Nếu biết có mô hình BHCN thì gia đình tôi tham gia ngay”.
“Gia đình tôi cũng bị ảnh hưởng nặng từ vụ cháy chợ Nhà Xanh ngày 16/12/2013 nhưng chẳng được hỗ trợ gì. Tôi cũng không bao giờ biết đến BHCN là gì. Các tiểu thương ở chợ này cũng không ai biết mà tham gia. Chính vì vậy, khi xảy ra cháy thì mất hàng, mất tiền, tiểu thương phải tự chịu thôi”, anh Nguyễn Văn Tuấn, một tiểu thương ở chợ Nhà Xanh bức xúc.
Không chỉ bà Tình, anh Tuấn, mà hầu hết những tiểu thương mà phóng viên tiếp cận ở chợ Cầu Diễn, chợ Nhà Xanh và chợ Nhật Tân (những chợ vừa bị cháy) đều khẳng định rằng không hề biết đến BHCN là gì, điều kiện tham gia BHCN ra sao. Nhiều tiểu thương cho biết, nếu được tuyên truyền, tư vấn và biết đơn vị nào cung cấp loại hình BHCN, mọi người sẽ sẵn sàng tham gia bởi nguy cơ xảy ra cháy chợ là khá cao. Nếu tham gia BHCN, không may bị xảy ra hỏa hoạn, tiểu thương vẫn còn cơ hội để gây dựng lại từ đầu.
57905
Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Việt Nam, từ năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy, áp dụng với những cơ sở kinh doanh phải tham gia BHCN bắt buộc như: Chợ, Trung tâm thương mại, chung cư, khách sạn, rạp hát, vũ trường, nhà ga, cửa hàng kinh doanh khí đốt hóa lỏng, cửa hàng kinh doanh xăng dầu… Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều rào cản khiến khách mua BHCN và doanh nghiệp bảo hiểm chưa thể gặp nhau.
Cần sự đồng bộ
Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, ước tính, cả nước có khoảng 40 nghìn cơ sở có nguy cơ cháy nổ thuộc diện phải mua BHCN bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có hơn 13 nghìn cơ sở tham gia loại hình BH này. Để nghiệp vụ BHCN triển khai hiệu quả, đại diện nhiều DNBH cho rằng, các ngành chức năng cần có chế tài xử lý vi phạm rõ ràng nhằm nâng cao ý thức của các đối tượng thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm. Phía DNBH cũng cần đẩy mạnh truyền thông để thu hút khách hàng. Tuy nhiên, chi phí cho công tác PCCC và mua BHCN cũng cần phải được xem như những chi phí cố định khác của DN. Làm tốt công tác PCCC sẽ giúp DN yên tâm sản xuất, kinh doanh đồng thời giảm bớt thiệt hại khi rủi ro xảy ra. |
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho biết: BHCN không áp dụng cho từng hộ kinh doanh đơn lẻ trong chợ, mà cần phải áp dụng chung cho cả chợ. Để làm được BHCN, chợ phải đảm bảo những tiêu chí về về an toàn cháy nổ. Trong khi đó, rất ít chợ đảm bảo được tiêu chuẩn để cấp giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy. Lý do là bởi, hệ thống điện không đảm bảo, ý thức của tiểu thương trong việc đảm bảo phòng cháy chữa cháy yếu kém, hệ thống cấp nước cứu hỏa còn yếu và thiếu nên nguy cơ cháy là rất cao. Bản thân doanh nghiệp kinh doanh BHCN cũng không mặn mà với những chợ dân sinh, nhỏ lẻ vì nguy cơ rủi ro rất cao. Chỉ một số tòa nhà, trung tâm thương mại cao cấp, doanh nghiệp mới được chú trọng vì cơ sở vật chất đáp ứng được tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy.
Ông Lê Huy Thành, Phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng khai thác chợ Long Biên cho biết: “Công tác phòng chống cháy nổ luôn được công ty quan tâm, thường xuyên kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy, tuyên truyền cho tiểu thương biết cách tự phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên hiện tại, chợ Việt Hưng chưa triển khai việc mua BHCN cho tiểu thương. Hơn nữa chưa có đơn vị bảo hiểm nào tiếp cận việc mua BHCN đối với BQL chợ và tiểu thương. Lý do đưa ra là chợ chưa đạt tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ, mức phí tham gia BHCN còn cao. Nếu muốn triển khai được việc thực hiện BHCN thì cần phải có sự đồng bộ. Đơn vị bảo hiểm muốn bán được BHCN thì cần phải điều chỉnh lại mức phí, bởi phí như hiện tại là quá cao, tiểu thương thì chưa nhận thấy được ngay lợi ích khi tham gia loại bảo hiểm này nên cũng không mặn mà”.
Tìm hiểu thêm, chúng tôi nhận thấy một vấn đề nữa là, sở dĩ các tiểu thương chưa biết đến BHCN ngoài việc do doanh nghiệp kinh doanh loại bảo hiểm này còn thờ ơ thì còn do công tác tuyên truyền của lãnh đạo địa phương, BQL chợ còn thiếu và yếu. Ngoài ra, tiêu chí để được cấp giấy chứng nhận của Sở Cảnh sát PCCC còn quá cao so với thực tế khi đòi hỏi chợ phải có đầy đủ hệ thống báo cháy tự động, có thiết bị chữa cháy, phải có sổ thu chi, theo dõi và ghi chép đầy đủ các danh mục hàng hóa để khi có rủi ro cháy nổ đơn vị bảo hiểm mới có đủ cơ sở xác minh mức độ thiệt hại. Chính sự đòi hỏi tiêu chuẩn quá cao, mô hình kinh doanh ở chợ đa dạng, hàng hóa có sự biến động thường xuyên, không rõ ràng về đầu vào đầu ra, việc xác định giá trị tài sản khó khăn, tỷ lệ rủi ro cao nên doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không mặn mà bán loại bảo hiểm này cho tiểu thương ở các chợ.
Bên cạnh đó, về mức phí BHCN hiện nay, tỷ lệ phí tối thiểu (theo Thông tư 220 của Bộ Tài chính ban hành) là 0,2% trên giá trị tài sản mua bảo hiểm. Với thực trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp, hệ thống PCCC của nhiều khu chợ cũ không đảm bảo thì có thể nói mức phí này không cao. Thế nhưng nhiều tiểu thương vẫn giữ quan niệm tình hình kinh doanh còn nhiều khó khăn, nay lại phải gánh thêm gói bảo hiểm thì “quá tải”. Thêm vào đó, tâm lý số đông lo ngại việc bồi thường phía công ty bán bảo hiểm thường chậm chạp, thủ tục phức tạp nên không tham gia mua BHCN. Trên thực tế, nguyên tắc của bảo hiểm phải lấy số nhiều bù số ít mới tạo ra nguồn tài chính bồi thường cho khách hàng mỗi khi gặp rủi ro. Chính vì vậy, khoản phí bảo hiểm của rất nhiều khách hàng mới đủ để chi trả bồi thường cho 1 vụ tổn thất.
Cháy, nổ xảy ra không chỉ gây thiệt hại cho tiểu thương mà cho cả xã hội. Vì thế, vấn đề đặt ra ở đây là BQL các chợ, tiểu thương và các công ty bảo hiểm cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ để tiểu thương không rơi vào thảm cảnh trắng tay khi xảy ra hỏa hoạn.
Phước Long – Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Trật tự đô thị 23/11/2024 07:28
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22