Giải pháp chống thất nghiệp cho sinh viên
Khai mạc ngày hội việc làm hướng nghiệp cho sinh viên | |
Nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành thương mại | |
“Nghị sĩ trẻ” chất vấn về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp |
Rút ngắn khoảng cách giữa ứng viên và nhà tuyển dụng
Ngày 26.9.2016 buổi hội thảo “NIN2 JOB FAIR” - Dự án nhằm mục tiêu hỗ trợ tìm kiếm cơ hội việc làm cho sinh viên ở các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam tổ chức tại hội trường Vũ Đình Liên - Đại học Ngoại ngữ (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) chật kín các bạn sinh viên đã và đang theo học tại trường tham dự.
Theo BTC chương trình, hội thảo này giới thiệu thông tin về chương trình một cách cụ thể và trực tiếp nhất đến các bạn sinh viên cũng như hướng dẫn các bạn các kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho Hội chợ việc làm. Chính vì thế, NIN2 Job Fair được các bạn sinh viên coi là một “lễ hội” việc làm không thể bỏ qua. Bởi năm 2015, NIN2 Job Fair cũng đã được tổ chức thành công tại trường khi có hơn 20 doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản như Panasonic, Toyota, Misubishi… tham dự tìm kiếm ứng viên tại nhiều vị trí khác nhau: Kinh tế, kỹ thuật, luật, IT, marketing, điện-điện tử …
Sinh viên Trường ĐH Xây dựng tham dự buổi phỏng vấn của các nhà tuyển dụng Nhật trong chương trình JOB FAIR 2016. |
Trước đó, ngày 10 và 11.9. 2016 tại Trường Đại học Xây dựng cũng đã tổ chức khá thành công chương trình ngày hội việc làm (Jobfair) cho sinh viên của dự án “Xúc tiến phát triển nguồn nhân lực Nhật - Việt” với việc 60 sinh viên trường này tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp của 6 nhà tuyển dụng Nhật Bản. Tại đây, từng nhà tuyển dụng Nhật Bản đã giới thiệu khải quát về lịch sử phát triển, lĩnh vực hoạt động cũng như tiêu chí tuyển chọn nhân sự với các bạn sinh viên. Sau phần giới thiệu của các đơn vị tuyển dụng, 60 bạn sinh viên thuộc chương trình trải qua 04 vòng phỏng vấn trực tiếp và thi viết theo hình thức chọn lọc để vào các vòng trong.
TS. Nguyễn Hoàng Giang - Trưởng Phòng Hợp tác Quốc tế, Viện trưởng Viện Công nghệ cao Việt Nhật (Trường ĐH Xây dựng) đã đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của các đối tác Nhật Bản trong chương trình này cũng như biểu dương sự nỗ lực phấn đấu của các bạn sinh viên trong việc hoàn thiện khả năng ngôn ngữ cũng như kỹ năng làm việc để phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp về cả năng lực công việc lẫn tinh thần bền bỉ. “Tôi hy vọng, chương trình này sẽ mang đến cho các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng, nền kinh tế toàn cầu nói chung một thế hệ kỹ sư chất lượng cao chuẩn Nhật Bản ngay tại Việt Nam” - TS.Nguyễn Hoàng Giang chia sẻ.
Còn JOB Fair tại Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội (VJCC Hà Nội) từ lâu đã thực sự là sự kiện có uy tín, là nơi giúp các bạn sinh viên và những người có nhu cầu tìm kiếm việc làm mong chờ và qua đó có được một hướng đi mới cho bản thân mình. Tại sự kiện JOB Fair lần thứ 8 năm 2016 vừa qua của Trường Ngoại thương cũng đã thu hút hơn 350 bạn sinh viên và người đi làm đã có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng phỏng vấn trực tiếp từ các Giám đốc, các nhà tuyển dụng của những doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực: Điện tử, Logistic, Marketing, IT… như Toyota, Honda, Panasonic, Ricoh, Denso, Sumi, Aureole, B&Company, Asahi Intecc, Yokowo, Terumo, Inoue, Inoac…
Điều này cho thấy mô hình JOB FAIR tổ chức tại các trường ĐH đã trở thành cầu nối hữu ích, tiện lợi và kéo gần hơn nữa khoảng cách cơ hội việc làm cho các tân cử nhân cũng như với các nhà tuyển dụng theo đặc thù từng ngành nghề hay các hiệp hội DN cần nhân lực chất lượng cao.
Ông Sơn cũng cho biết thêm, thời gian qua, có nhiều nơi đã thực hiện công tác này nhưng thường là chưa đạt hiệu quả cao vì hoạt động rời rạc, chưa có dữ liệu cụ thể. Vì thế, “Giải pháp lớn hơn chúng tôi đưa ra là xây dựng liên kết nhiều bên gồm đơn vị đoàn thanh niên, trường học, hệ thống doanh nghiệp với sự vào cuộc của các hiệp hội, các cơ quan chủ quản như Bộ GDĐT, Bộ LĐTBXH, chính quyền địa phương... |
Giải pháp cần nhân rộng
Theo Thạc sĩ Hoàng Sơn Công - Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, những cơ hội việc làm và nghề nghiệp cho sinh viên (JobFair) đang triển khai tại nhiều trường ĐH, CĐ sẽ góp phần làm giảm thiểu số cử nhân thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay. Bởi với quy mô đào tạo của hơn 400 trường ĐH, CĐ trên toàn quốc, mỗi năm có hơn 600.000 sinh viên ra trường. Do đó, áp lực bài toán giải quyết việc làm cho số lao động trẻ này không hề đơn giản.
Ông Sơn cho hay, tồn tại lớn nhất hiện nay khiến sinh viên ra trường khó tìm được việc làm là do sinh viên không có định hướng nghề nghiệp ngay từ khi chọn trường. Họ vừa thiếu thông tin tư vấn của nhà trường về ngành nghề đào tạo, vừa phụ thuộc vào sự kỳ vọng, định hướng của bố mẹ..
Bên cạnh đó, “Một cuộc khảo sát mà chúng tôi đã tiến hành từ năm 2012 đến nay cho thấy, sinh viên tốt nghiệp đại học trong nước thiếu từ 20-50 yêu cầu kỹ năng làm việc của các doanh nghiệp. Các kỹ năng này có thể kể đến như kỹ năng xử lý thông tin văn phòng, hoạt động nhóm theo quy chuẩn giờ giấc, báo cáo, kỹ năng quản lý thời gian, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp... Đây là khoảng cách lớn giữa yêu cầu của các nhà tuyển dụng với kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy, sinh viên ra trường chưa thể tiếp cận ngay với công việc trong khi các doanh nghiệp lại đang rất thiếu nhân lực”- ông Sơn nhấn mạnh.
Để giải quyết vấn đề này, Chương trình dự án JobFair đang được Hiệp hội các trường ĐH, CĐ triển khai sẽ tập trung làm ngược từ sinh viên tốt nghiệp cho đến sinh viên năm thứ nhất. Quy trình được bắt đầu bằng khảo sát nhu cầu doanh nghiệp trên cơ sở họ chủ động đặt hàng. Tiếp theo, chi tiết hoá thông tin tuyển dụng, lấy đây là bản lề để sinh viên đánh giá khả năng của mình, đồng thời để cả ứng viên lẫn nhà tuyển dụng căn cứ định ra mức lương. Điều này sẽ khắc phục tình trạng rất nhiều sinh viên và nhà tuyển dụng không tìm được nhau khi tham gia tuyển dụng trực tuyến vì không hiểu nhu cầu của nhau. Đồng thời, “Chúng tôi bắt đầu dự án bằng việc xây dựng các câu lạc bộ nghề nghiệp và việc làm tại các trường đại học. Các câu lạc bộ này sẽ đào tạo tất cả kỹ năng và đảm bảo đầu ra cho các thành viên. Ban đầu, các câu lạc bộ này sẽ có khoảng 50 -100 thành viên”- Thạc sĩ Sơn chia sẻ.
Hữu Thành – Bảo Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20