Giải cứu nông sản - Chung tay cứu nông dân
Lần thứ 2 vải thiều Lục ngạn “tấn công” Thủ đô | |
Nông dân khi nào thoát cảnh “được mùa mất giá”? |
Sau Tết, nhiều mặt hàng nông sản của người dân không có đầu ra và đứng trước nguy cơ phải tiêu hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế của người dân.
Thấu hiểu nỗi khổ của người nông dân Trung tâm phát triển thanh thiếu niên kết hợp với Cộng đồng tình nguyện Việt Nam đã mở ra chiến dịch giải cứu ba loại nông sản chính là củ cải, khoai tây và su hào. Hoạt động của hội được coi là một hành động rất ý nghĩa và được đông đảo người dân ủng hộ.
Ảnh chụp từ video. |
Tuy chỉ mới bắt đầu triển khai chiến dịch giải cứu nông sản từ ngày 20/3 nhưng tính tới thời điểm hiện tại, ở tất cả các điểm giải cứu nông sản đã tiêu thụ được trên 40 tấn nông sản cho người dân. Nông sản được giải cứu có nguồn gốc khá rõ ràng, khoai tây từ Lạng Sơn, su hào ở Hải Dương, củ cải ở Hà Nội. Theo đó khoai tây được bán với giá 12.000/kg; xu hào 3.000/củ; củ cải 4.500/kg.
Nhờ sự tuyên truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội như facebook mà khá nhiều bạn trẻ đã rủ nhau tìm tới đây mua ủng hộ nông sản cho bà con. Không chỉ có những bạn trẻ mà các cô, các bác khi đi qua các điểm giải cứu nông sản cũng ghé lại để ủng hộ. Người mua ít thì 1- 2kg, người mua nhiều thì trên 10kg. Những củ khoai tây, su hào, củ cải được các tình nguyện viên chọn lựa rất kỹ để tránh tình trạng người mua hàng mua phải những củ hỏng, những khách hàng ở xa không thể tới địa điểm thì hội sẽ đưa tới tận nhà.
Tới mua hàng, chị Trịnh Thị Thu Hà ở quận Cầu Giấy chia sẻ: “ Tôi thấy hoạt động của Cộng đồng tình nguyện Việt Nam rất có ý nghĩa, đặc biệt là với người nông dân, nhưng cũng thấy buồn vì năm nào nông sản của bà con cũng trong tình trạng phải giải cứu. Tôi rất mong các cơ quan, đặc biệt là bộ Nông nghiệp sẽ có giải pháp để có đầu ra cho nông sản Việt.”
Bằng sự nhiệt huyết của mình, tới trưa ngày 24/3, toàn bộ số su hào được bán ở điểm nút giao La Thành- Kim Mã đã hết hàng, củ cải chỉ còn số lượng rất ít. Với mong muốn giải cứu hết tất cả số nông sản đang đứng trước nguy cơ tiêu hủy của người dân, số lượng điểm giải cứu sẽ không dừng lại ở 5 điểm mà sẽ được mở thêm tùy vào sức mua của người dân.
Lương Hằng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31