Từ việc “giải cứu” chuối cho nông dân:

Nông dân khi nào thoát cảnh “được mùa mất giá”?

Vài năm gần đây, hết dưa hấu, vải thiều, thanh long, hành tím, và gần đây nhất là chuối… bị ế thừa, nông dân phải “nuốt nước mắt” đổ cho bò ăn. Không ít lần, các tổ chức, cá nhân tự phát giải cứu nông sản, hỗ trợ bà con nông dân đỡ bị thiệt hại. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, vấn đề là các ngành chức năng thiếu giải pháp căn cơ giải quyết tận gốc nguy cơ nông sản thừa ế.
nong dan khi nao thoat canh duoc mua mat gia Coi trọng chính sách tam nông
nong dan khi nao thoat canh duoc mua mat gia Để người nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng

nong dan khi nao thoat canh duoc mua mat gia

Sinh viên Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.Hồ Chí Minh bán chuối giúp nông dân Đồng Nai. Ảnh: K.Q

Đồng Nai lặp lại bài học Vĩnh Phúc Năm 2015, hàng trăm tấn chuối của người dân xã Liên Châu (tỉnh Vĩnh Phúc) bị tồn đọng do thương lái Trung Quốc từ chối mua, phải đổ cho bò ăn, phần thối rữa trong vườn.

Để giúp đỡ nông dân, các tổ chức, cá nhân đã tự phát kêu gọi người tiêu dùng thu mua, hỗ trợ. Bài học “chuối ế” của Vĩnh Phúc chưa kịp lắng xuống, thì từ 1 tuần nay, hàng chục ngàn tấn chuối của người dân trên các địa bàn huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán… (tỉnh Đồng Nai) đang phải đối mặt với tình cảnh rớt giá thảm hại, phải đổ bỏ và mang cho dê, bò ăn, do thương lái không thu mua. Trao đổi với PV Báo Lao Động chiều 24.2, ông Huỳnh Thành Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai - cho biết: Xuất phát từ các vụ chuối của các năm trước đây, khi chuyển đổi mục tiêu cây trồng, người dân trồng chỉ cần đầu tư từ 150-180 triệu đồng/ha, thu hoạch về 50 tấn/ha, với giá bán 6.000 đồng/kg, người dân có lãi khá cao.

Đặc biệt, vụ chuối năm 2016, giá lên tới 18.000 đồng/ha, lãi rất lớn nên người dân đổ xô trồng chuối khiến “cung” vượt “cầu”, giá chuối rớt tận đáy. “Hiện nay diện tích trồng chuối của cả tỉnh Đồng Nai khoảng 6.500ha, trong đó có 672ha chuối già hương. Nếu như các loại chuối khác như chuối bom, chuối cau… có thể chế biến được để cất trữ, thì chuối già hương để ăn tươi, nên khi tăng diện tích, nếu không bán được cũng không thể chế biến” - ông Huỳnh Thành Vinh cho hay.

Theo ông Trần Lâm Sinh - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật Đồng Nai - chuối già hương cấy mô chỉ phục vụ xuất khẩu, không thể ép sấy thành sản phẩm tiêu thụ. Trong nước cũng không ưa chuộng loại chuối này, khi diện tích tăng nhanh, đột ngột, việc xuất khẩu bị giảm lại, nên nhu cầu trong nước không thể tiêu thụ hết được. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của các đội tình nguyện, giá chuối đã nhích lên một chút, khoảng 3.000-4.000 đồng/kg. “Với mức giá 3.000-4.000 đồng/kg, với mức giá này, bà con đã có thể có lãi” - ông Huỳnh Thành Vinh khẳng định.

Tuy nhiên, thông tin mà chúng tôi có được, số lượng chuối do các đội giải cứu bán ra không được bao nhiêu so với số lượng chuối đang tồn đọng trong vườn nông dân. Hàng ngàn tấn chuối thấm đẫm mồ hôi, công sức và tiền bạc của nông dân có nguy cơ để thối rục trong vườn. Giải pháp căn cơ để giải quyết tận gốc Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Thanh Tùng - Phụ trách Văn phòng phía Nam - Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) - cho rằng: Các bài học từ các vụ “giải cứu” dưa hấu, thanh long, khoai lang… từ nhiều năm trước đã có nhiều. Vậy nhưng, hầu như năm nào tình trạng này cũng lặp lại.

Khi thấy một mặt hàng nông sản nào đó xuất khẩu tốt, lập tức nông dân đua nhau ồ ạt mở rộng diện tích. Hơn nữa, nông sản chỉ chăm chăm nhìn vào xuất khẩu, mà không chú trọng thị trường trong nước. Vì vậy, khi doanh nghiệp nước ngoài ngừng mua, doanh nghiệp Việt Nam cũng ngừng mua luôn, rủi ro dồn hết lên người nông dân. Để giải quyết căn cơ tình trạng này, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành. Hiện nay, Bộ NNPTNT đang quy hoạch cây ăn quả của cả nước, trong đó đầu tư tập trung quy hoạch ở khu vực phía Nam. Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Tùng, “quy hoạch không có nghĩa là chế tài, mà sẽ thay đổi uyển chuyển dựa trên nhu cầu thị trường và điều kiện của từng địa phương để ứng phó với mọi biến động của thị trường.

Quy hoạch là góp phần tái cơ cấu nông nghiệp, giải quyết tận gốc vấn đề. Trong đó, người nông dân phải tuân thủ mọi điều kiện mà doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đưa ra, tuân thủ quy trình, quy định về chất lượng nông sản, vấn đề an toàn thực phẩm, mẫu mã, bao bì… để đáp ứng được yêu cầu của thị trường cao cấp”.

Cũng theo ông Lê Thanh Tùng, “giải cứu” nông sản chỉ là giải pháp tạm thời, với số lượng tồn ứ vài chục tấn, chứ nếu số lượng lên đến hàng ngàn tấn, thì không đơn vị nào có thể “giải cứu” nổi. Bà Nguyễn Thị Mai Linh - Trưởng phòng xuất khẩu hàng nông-lâm-thủy sản (Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương) - cho rằng: “Giải cứu” nông sản chỉ là giải pháp tạm thời nhằm giảm thua thiệt cho nông dân trước mắt, còn về lâu dài, cần phải nắm rõ thị trường để có định hướng đúng trong việc mở rộng diện tích nông sản xuất khẩu. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu nông-lâm-thủy sản bằng cách tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng, hạ mức thuế đến thấp nhất, phá các hàng rào kỹ thuật… tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thêm được thị trường mới. “Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ NNPTNT cung cấp thông tin cụ thể của thị trường từng nước, để định hướng đúng đắn cho người nông dân” - bà Nguyễn Thị Mai Linh khẳng định.

laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

(LĐTĐ) Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.

Tin khác

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động