Gặp chỉ huy đội “mãnh hổ” tiên phong
Bồi hồi nhớ kỷ niệm bên Bác kính yêu | |
Người Đảng viên ưu tú của bản Mông |
Mới cưới vợ đã lên đường đánh giặc
Đã hơn 40 năm trôi qua kể từ khi ông Thượng rời gia đình, quê hương gia nhập quân ngũ. Cộng với cái tuổi ngoài lục tuần của ông nhiều người nghĩ chắc ông Thượng không còn nhớ rõ những lần tham gia chiến đấu và lập thành tích trong các chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Huệ và hàng chục trận đánh khác nữa… Ấy thế mà những ký ức một thời máu lửa từng in sâu vào tâm trí đã được ông lục lại như tìm một cuốn sách hay, mà ông viết về thời oanh liệt của mình.
Ông sinh năm 1948, lớn lên ở bản Răn, Lăng Hiếu (Trùng Khánh, Cao Bằng) tuổi thơ gắn liền với công việc của những chàng trai dân tộc miền núi. Cuộc sống cứ êm đềm như vậy trôi qua cho đến khi tròn 20 tuổi. Năm ấy, nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Thượng đã xung phong tham gia bộ đội vào tháng 4 năm 1968. Lúc đó ông đang là công nhân và mới cưới vợ xong, với bao ước hẹn và tương lai tươi đẹp đang chờ đón gia đình ở phía trước.
Ông vào Sư đoàn 305 đặc công, những ngày đầu đơn vị của ông đóng quân ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây cũ), nhiều khi cũng lên tận Đồng Xương, Ba Xá (Hòa Bình). Sau 6 tháng huấn luyện, đến cuối năm 1968 ông vào chiến trường Quảng Trị và tham gia nhiều trận chiến đấu ở đây cho đến hết năm 1969. Đến năm 1970 ông vào chiến trường ác liệt nhất lúc bấy giờ là Đông Nam Bộ. Là lính đặc công nên ông và đơn vị là những người tiên phong mở màn cho những trận đánh. Đảm nhiệm công việc nguy hiểm nguy hơn những chiến sỹ chiến đấu ở vòng ngoài rất nhiều.
Anh hùng LLVTND Hoàng Văn Thượng |
Ông Hoàng Văn Thượng tâm sự: “Trong những năm cầm súng chiến đấu tại chiến trường miền Nam, tôi đã tham gia hơn 20 trận đánh lớn nhỏ, trên 120 lần đột nhập căn cứ địch diệt hàng trăm tên. Nhờ cơ động, sáng tạo, linh hoạt trong cách đánh, đội đặc công do tôi chỉ huy đã mở màn cho nhiều trận đánh thắng lợi”.
Nhờ những chiến công vang dội mà đội đặc công của ông được cấp trên đặt cho cái tên đặc biệt “mãnh hổ”, mỗi trận đánh có sự tham gia của đội “mãnh hổ” khiến quân địch khiếp đảm hồn bay phách lạc. Ông Thượng bảo, là người chỉ huy nhiều trận đánh nên tất cả những kinh nghiệm đã được ông áp dụng và làm nên những chiến công hiển hách.
“mãnh hổ” lập công hiển hách
Công việc chính của đội đặc công “mãnh hổ” hồi đó là luồn lách áp sát quân địch, lúc trên cạn, khi dưới nước, lúc ẩn lúc hiện… Công việc đầy khó khăn vất vả không thể biết được những chông gai, sự sống và cái chết rất mong manh. Kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời cầm súng của ông là trận đánh vào chiến đoàn 33 Sư đoàn 25 quân ngụy vào năm 1971. Đó là ngày 16/9/1971, ông Thượng mới chính thức đảm nhiệm “lãnh đội” đặc nhiệm “mãnh hổ”.
“Tuy gọi là đại đội nhưng do thiếu người nên toàn đội chỉ có 16 anh em. Trận đầu tiên, tôi được giao nhiệm vụ chỉ huy tấn công Chiến đoàn 33 đóng ở Dầu Tiếng, Thủ Dầu Một. Ở đây có hơn 2.000 quân, với nhiều phương tiện hiện đại, bố phòng cực kỳ cẩn mật. Cơ sở này đã nhiều lần bị đặc công ta tấn công nên địch canh phòng hết sức nghiêm ngặt. Sau hai đêm đột nhập, nắm được cách bố phòng của địch, tôi chỉ huy một mũi tiến vào bên trong. Tôi nhẹ nhàng trèo lên nóc nhà cắm cờ của ta vào rồi phát lệnh cho anh em đánh thẳng vào sở chỉ huy và nhà ngủ của địch. Nhiều tên địch đang say sưa sau khi nhậu nhẹt chào mừng ngày thành lập “Quân lực Việt Nam cộng hòa”, đã bị ta diệt gọn”, ông Thượng kể.
Hoàn thành nhiệm vụ, quân ta rút ra ngoài. Ông Thượng đang trên đường rút, bất ngờ bị trúng lựu đạn nổ khiến ông ngất lịm. Khi tỉnh lại, bốn bề là khói lửa, quân ta đã rút hết, ông gắng bò dậy, vượt qua 12 tường rào thép gai thoát ra ngoài. Sau này, ông mới biết mình và đồng đội đánh gây thiệt hại nặng Chiến đoàn 33 của ngụy, diệt 300 tên, riêng mũi do ông chỉ huy diệt được 120 tên. Sau đó ông tham gia nhiều trận đánh ác liệt nữa và làm chính trị viên Tiểu đoàn 26 rồi Tiểu đoàn 13 và tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông Thượng được giao nhiệm vụ chỉ huy 1 tiểu đoàn từ Long An, bí mật lên Sài Gòn đánh vào trung tâm thông tin của địch ở quận 6 nhằm cắt đứt thông tin liên lạc, làm tê liệt chỉ huy của địch. Đây là trung tâm thông tin lớn nhất, hiện đại nhất châu Á lúc đó, có nhiệm vụ kết nối thông tin liên lạc khắp trong nước và nước ngoài. Trung tâm này có 800 nhân viên quân sự hoạt động, được đầu tư xây dựng 4 tỷ USD, hết sức kiên cố. Nhiệm vụ được giao rất khó khăn, phải đưa cả tiểu đoàn gần 120 người vào giữa Sài Gòn khi quân địch đang kiểm soát gắt gao. Ông đã chỉ huy tiểu đoàn hành quân bí mật, đưa đội hình áp sát mục tiêu vào 0h đêm ngày 29/4, đặc công ta phải lội xuống ao để cắt dây thép gai mở đường tiến vào trong. Quân ta đang cắt rào thép bị địch phát hiện, chúng nã súng như mưa xuống hào, gần chục chiến sỹ của ta hy sinh.
Bị phát hiện, ta buộc phải gọi lực lượng chi viện nã pháo vào đồn địch nhưng căn cứ của địch quá kiên cố, đánh 1 ngày đêm vẫn chưa chiếm được. Khoảng 9h ngày (30/4) ông Thượng đề ra kế hoạch táo bạo, tổ chức một nhóm 20 chiến sỹ cảm tử dũng mãnh đánh thẳng vào cổng chính, xông vào sở chỉ huy địch, bắt sống chỉ huy, chiếm toàn bộ trung tâm thông tin. Vừa lúc đó, trên Đài phát thanh thông báo tổng thống ngụy Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Giữ lửa cho mai sau
Khi đất nước sạch bóng thù, hòa bình, thống nhất, năm 1976 ông Thượng tham gia bảo vệ Sài Gòn, năm 1977, ông lại sang Campuchia giúp nhân dân nước bạn.
Với những thành tích xuất sắc, tháng 11/1978 ông Thượng được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi nhận danh hiệu chưa được bao lâu, ông tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (năm1978). Năm 2005, ngay sau khi nghỉ hưu, ông lại đảm nhận trọng trách Chủ tịch Hội cựu chiến binh tỉnh Cao Bằng, và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Do có nhiều cống hiến, tâm huyết với công việc, ông Thượng được tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011 – 2015).
Ông Thượng cùng cháu nội |
Dù ở cương vị nào, ông vẫn luôn giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, người đảng viên, gương mẫu trong mọi hoạt động, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vươn lên trong cuộc sống, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Những vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt và chiến đấu luôn được ông Thượng giữ gìn cẩn thận. Đó là chiếc võng nilon, la bàn, đèn nghéo… đã gắn liền với ông và đội đặc công “mãnh hổ”. “Tôi giữ lại những vật dụng là để răn mình không được phép quên quá khứ, không bao giờ quên những đồng đội đã hi sinh. Hơn thế nữa tôi mong muốn sẽ tặng những kỷ vật này cho bảo tàng để thế hệ trẻ mai sau khi nhìn thấy những kỷ vật này thì đừng bao giờ quên lịch sử hào hùng của dân tộc”, ông Thượng tâm sự.
Tuấn Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động
Gương sáng 28/10/2024 06:05
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa
Gương sáng 23/10/2024 06:05
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết
Longform 21/10/2024 22:18
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Gương sáng 17/10/2024 16:45
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người
Gương sáng 17/10/2024 16:43
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm
Gương sáng 17/10/2024 07:36