Chuyện về Đại tá hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

(LĐTĐ) Đó là câu chuyện về Đại tá Phùng Bá Đam, nguyên Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ, Hà Nội. Dù đã ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông vẫn minh mẫn, nhiệt huyết, hết lòng với những hoạt động quan tâm, giúp đỡ các nạn nhân cũng như thân nhân nạn nhân chất độc màu da cam, có nhiều đóng góp cho công tác của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ.
Tặng quà Tết tới nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam tại Hòa Bình và Sơn La Cố gắng bù đắp cho nạn nhân chất độc da cam Phát động Chương trình nhắn tin “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2022”

Hy sinh xương máu cho Tổ quốc

Gặp Đại tá Phùng Bá Đam tại nhà riêng (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ), chúng tôi được ông giới thiệu một kho tư liệu, ký ức ăm ắp về những tháng ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ. Theo đó, năm 1967, hưởng ứng lệnh Tổng động viên của quân đội chi viện cho miền Nam khi đang là cán bộ Ngân hàng tỉnh Hà Tây (cũ), chàng thanh niên Phùng Bá Đam khi ấy mới 19 tuổi đã xin vào quân đội cùng Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 tham gia hàng loạt chiến dịch lớn, tại các chiến trường ác liệt nhất.

Năm 1974, ông bị thương nặng khi tham gia Chiến dịch Thượng Đức. Với 3 mảnh đạn găm vào vùng cổ, ông được đưa về tuyến sau điều trị. Một tháng sau đó, ông xin trở lại đơn vị tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu. Ông có mặt tại dinh Độc Lập vào những ngày tháng 4/1975 lịch sử, dù 3 mảnh đạn trên cổ vẫn chưa được lấy ra do điều kiện y tế thiếu thốn ở chiến trường.

Chuyện về Đại tá hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam
Đại tá Phùng Bá Đam (ngoài cùng, bên phải) và các đại biểu người có công tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội tham gia Hội nghị biểu dương Người có công tiêu biểu toàn quốc năm 2022.

Sau này, khi đến khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ông mới biết những mảnh đạn này nằm ở những vị trí hiểm yếu, nếu phẫu thuật sẽ có nguy cơ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt. Bác sĩ khuyên ông không nên lấy chúng ra. Vậy là 3 mảnh đạn vẫn “chung sống” với ông mấy chục năm qua.

Mỗi khi trái gió trở trời, vết thương lại như nhắc nhớ ông về một thời đạn bom khốc liệt. Sau này, ông còn tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn năm 1975. Và cũng sau ngày đất nước thống nhất, ông mới biết ngoài những vết đạn, mảnh nổ trên cơ thể được xác định là thương binh hạng 3/4 với tỷ lệ thương tật 47% thì ông còn bị nhiễm chất độc da cam.

Năm 1978 ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm chính trị Trường Hậu cần quân khu, Trưởng ban cán bộ Cục Hậu cần quân khu 2. Năm 1993, ông làm trợ lí cán bộ Học viện Quân y, Phó Chủ nhiệm chính trị hậu cần Viện 103 Học viện Quân y. Nhiều năm công tác ở nhiều cương vị khác nhau, ông được phong hàm Đại tá vào năm 1999. Ông cũng từng là giáo viên và Chủ nhiệm Khối đào tạo cán bộ chính trị cấp chiến thuật chiến dịch tại Học viện chính trị - quân sự cho đến khi nghỉ hưu.

Sau khi nghỉ chế độ, ông tham gia giảng dạy lồng ghép Bộ môn Giáo dục công dân và Giáo dục quốc phòng tại Trường Trung học phổ thông dân lập Đông Đô và gắn bó với trường suốt 20 năm. “Làm nghề giáo dục, phải có môi trường giáo dục. Niềm vui lớn nhất của tôi là được truyền kinh nghiệm sống của mình, kể về lịch sử của cách mạng quân đội cho thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống cha anh”, ông Đam chia sẻ.

Không chỉ cùng cùng đồng đội của mình chiến đấu anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông còn có nhiều đóng góp xây dựng quân đội chính quy hiện đại trong thời bình. Ông đã được Đảng và Quân đội tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý.

Hết lòng vì nạn nhân chất độc màu da cam

Xuất thân từ một chiến sĩ có mặt trên khắp các chiến trường, cũng là nạn nhân của chất độc hóa học, ông hiểu hơn ai hết, mặc dù chiến tranh đã lùi xa, song hậu quả của chất độc hóa học đối với môi trường và con người vẫn chưa đi vào dĩ vãng. Chính vì vậy, vào năm 2011 khi Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ được thành lập, ông đã nhận lời tham gia Hội.

Chuyện về Đại tá hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam
Đại tá Phùng Bá Đam (ngoài cùng, bên trái) trong một lần tham gia cùng Thường trực Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội và quận Tây Hồ thăm, tặng quà Tết cho gia đình nạn nhân chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày ấy, với cương vị Phó Chủ tịch, ông cứ nghĩ, nếu có thể đem công sức giúp đỡ được mọi người thì nhất định sẽ không từ chối trước bất cứ khó khăn gì. Ông nắm rõ hoàn cảnh của hội viên, ai bị phơi nhiễm, ai có con bị ảnh hưởng do chất độc da cam/dioxin gây ra để thường xuyên thăm hỏi, vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ, giúp đỡ.

Sau này, khi giữ cương vị Chủ tịch hội, ông cùng Ban Chấp hành hội xây dựng, kiện toàn Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin của 8 phường thuộc quận Tây Hồ. Ông đề xuất với chính quyền về việc xây dựng quỹ xã hội hóa vì nạn nhân da cam. Từ đó, ông cùng các cấp hội vận động doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân hảo tâm, cùng các hộ trong quận chung tay xây dựng quỹ.

Ông còn kết nối với nhiều nhà trường, đưa các em học sinh đến thăm, tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hay những tấm gương nạn nhân da cam vượt khó, vươn lên như một cách giáo dục truyền thống, tình yêu thương, đồng cảm cho thế hệ trẻ... Cùng với đó, ông cùng Ban Chấp hành Hội làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để tham gia cùng Chính phủ, Hội Nạn nhân rất độc da cam Việt Nam, đấu tranh với Chính phủ Mỹ đòi công lý cho các nạn nhân.

Ông thường xuyên quan tâm củng cố kiện toàn tổ chức phát triển hội trên địa bàn quận. 100% các phường ở quận Tây Hồ đều có có tổ chức hội, đưa Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ trở thành Hội đi đầu của thành phố Hà Nội có đầy đủ tổ chức cơ sở hội. Tổng số hội viên của hội nay đã lên đến 650 người, trong đó, số nạn nhân chất độc da cam của quận hiện còn 158 người.

11 năm tham gia công tác Hội không có phụ cấp, thù lao (theo quy định, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin quận Tây Hồ thành lập sau ngày 1/7/2010 nên không phải là hội đặc thù, các thành viên không được hưởng trợ cấp, thù lao), ông Đam vẫn luôn nhiệt huyết với công việc chung, tham gia chăm sóc đồng đội, con của đồng đội.

Thời gian giữ cương vị Chủ tịch Hội, Đại tá Phùng Bá Đam cùng Ban Chấp hành Hội đã vận động được hàng tỷ đồng tặng quà cho 100% nạn nhân chất độc hóa học của quận trong dịp Tết Nguyên Đán, ngày thảm họa da cam mùng 10/8 và kỷ niệm 60 năm ngày thảm họa da cam Việt Nam. Qua các lượt thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ khó khăn đã góp phần động viên nạn nhân về vật chất, tinh thần, “xoa dịu nỗi đau da cam” để nạn nhân hòa nhập với cộng đồng.

Với những gì mà Đại tá Phùng Bá Đam đã làm được, nhiều người không nghĩ ông đã ngoài 70 và chịu sự ảnh hưởng của những mảnh đạn cùng chất độc hóa học trong cơ thể. Mang trong mình những vết thương và chất độc da cam/dioxin, nhưng Đại tá Phùng Bá Đam tự nhận bản thân còn may mắn hơn biết bao đồng đội, cán bộ, chiến sỹ đã ngã xuống hoặc để lại một phần thân thể trong cuộc chiến bảo vệ nền độc lập dân tộc. Sự hy sinh vô bờ bến của những đồng chí, đồng đội đã đem lại niềm vui hạnh phúc cho dân tộc, làm cho đất nước ta được nở hoa độc lập, kết quả tự do, máu đào của các thương binh, liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ thắm.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

(LĐTĐ) Nhờ những sáng kiến trong vận hành cơ điện, anh Lê Đình Lam, trưởng bộ phận Cơ điện, Công ty TNHH Sản xuất nhựa Bình Thuận (Thanh Trì, Hà Nội) được tôn vinh là 1 trong 100 Công nhân giỏi của Thủ đô Hà Nội.
Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân và cống hiến xã hội

(LĐTĐ) Gia đình anh Phan Trung Thắng vừa được Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội biểu dương là "Gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu". Bản thân anh Thắng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt nhiều danh hiệu thi đua. Cùng đó, gia đình anh luôn duy trì giá trị truyền thống, khuyến khích con học tập và cân bằng cuộc sống.
Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Từng là lao động trực tiếp nên bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội hiểu rất rõ những vất vả, nhọc nhằn của người công nhân môi trường. Vì thế, bà luôn trăn trở, tìm tòi, tham mưu và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi, giảm thiểu nhất những khó khăn, vất vả cho công nhân.
Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

(LĐTĐ) Giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Châu Can A (huyện Phú Xuyên) có rất nhiều giáo viên tận tâm với nghề, giỏi nghề, trong đó có cô Lê Thị Loan.
Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

(LĐTĐ) Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”. Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thấm nhuần tư tưởng này của Bác, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn phấn đấu rèn luyện để trở thành những bông hoa đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời. Một trong những bông hoa đẹp ấy là cô giáo Nguyễn Đào Thùy Dương - người luôn tận tâm, sáng tạo với nghề.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Nhằm tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn Ứng Hoà phối hợp tổ chức hàng nghìn suất ăn để tặng cho các học sinh. Đây là năm thứ 3 huyện Ứng Hòa trao suất ăn yêu thương đến các sĩ tử.
Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, gần 15 năm qua, ông Đàm Ngọc Doanh - Tổ trưởng Tổ dân phố 8, phường Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đi đầu trong mọi phong trào thi đua tại cơ sở, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường, hiến máu tình nguyện, từ thiện xã hội.
Tấm gương nhà giáo mẫu mực

Tấm gương nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Qua nhiều năm thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo Trường Tiểu học Vân Từ, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ngày càng chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc “trồng người”. Tập thể nhà trường luôn tự hào khi nhắc đến cô giáo Bùi Thị Thanh Thắm - một tấm gương điển hình tiên tiến, bởi lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi…
Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

(LĐTĐ) Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng là tấm gương về cán bộ quản lý có trách nhiệm. Cô là Hiệu trưởng Trường THCS Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ năm 2020 đến nay. Những năm qua, cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Xem thêm
Phiên bản di động