Đừng sống quá “hồn nhiên”
Nghiêm khắc xử lý học sinh vi phạm về giao thông | |
Bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh từ 6 tuổi |
Cũng không thiếu cảnh cha mẹ, ông bàđưa đón con trẻđi học không đội mũ bảo hiểm "hồn nhiên" đi ngược chiều, "hồn nhiên" vượt đèn đỏ. Lại càng không thiếu những người dân "hồn nhiên" tiện đâu qua đường đómặc dù thành phố đã bỏ ra hàng trăm tỉ đồng để làm cầu vượt qua ngã tư hay hầm đi bộ ở các tuyến phố đông đúc.
Nhiều bậc phụ huynh “hồn nhiên” đưa đón con đi học mà không đội mũ bảo hiểm. |
Tuần cuối cùng của năm 2017, cả dư luận xôn xao trước câu chuyện về một nhóm thanh niên ở Phú Thọ mang dao, phớ... lên đường cao tốc "xin đểu" rồi vô tưquay video clip, livestream tung lên mạng xã hội để câu like, câu view.Hành vi này bị không ít người cho là phạm tội“hồn nhiên” bởi cả một nhóm thanh niên 15 – 18 tuổi được ăn học đàng hoàng, không thể nào không biết việc mang vũ khí đi chặn xe, xin tiền là hành vi phạm tội.
Dẫn chứng ra như vậy để thấy có không ít người có tính "hồn nhiên". Cùng với bệnh "vô cảm", bệnh "hồn nhiên" xuất phát từ sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người lớn đối với con cái trong gia đình, nền tảng giáo dục đạo đức trong nhà trường còn lỏng lẻo. Từ đó dẫn đến không ít cá nhân ăn nói hay hành động theo bản năng, cho rằng việc gì mình thích thì mình có quyền làm mà không để ý đến mọi người xung quanh.
Một ví dụ đơn giản như, họ hồn nhiên chen lấn, không chịu xếp hàng khi mua đồ hay đi thang máy vì sợ khi tới lượt mình sẽ hết chỗ. Uống xong chai nước quăng luôn vỏ chai bất kể đang đi trên đường. Thậm chí, mỗi khi có đợt hàng miễn phí nào đó, rất nhiều người, nhất là những bạn trẻ sẵn sàng lao vào cuộc chiến giành giật. Rồi khi kẹt xe, dừng đèn đỏ, nhiều thanh niên hồn nhiên bấm còi inh ỏi, quát người đi trước bắt họ phải nhường đường.
Sự xuống cấp về đạo đức đã và đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm. Để chữa căn bệnh "hồn nhiên", đồng thời ngăn không cho nó lây lan, trước mắt có lẽ không có cách nào tốt hơn là xử phạt triệt để các sai phạm. Về lâu dài, giáo dục công dân ở trường phải trở thành môn học chính. Còn ở gia đình, người lớn phải thực sự là tấm gương cho con trẻ.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34