Đừng để thói quen đọc sách bị “phai nhạt”
Phố Sách Xuân Canh Tý: Điểm đến văn hóa hấp dẫn của người dân Thủ đô | |
Nâng cao văn hóa đọc cho người lao động | |
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm phát triển văn hóa đọc |
Thực trạng văn hóa đọc ở Việt Nam
Trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, facebook, youtube…, người đọc không còn nhiều hứng thú với sự đọc. Sách in không cạnh tranh được với sách điện tử tiện ích, báo mạng.
Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách như kinh tế, môi trường, chính trị, văn hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu giữa nhiều quốc gia. Đây là cơ hội thuận lợi để phát triển văn hóa nhưng cũng là khó khăn thách thức cho văn hóa đọc.
Ảnh minh họa: Bảo Thoa |
Tình trạng lười đọc sách, trong đó có sách văn học diễn ra ở nhiều thành phần xã hội, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Với giới trẻ việc đọc sách ngày càng có xu hướng giảm mạnh. Internet ra đời với tiện ích của nó đã trợ giúp và tạo ra phương thức đọc mới là phương thức đọc hiện đại. Phương thức đọc hiện đại và phương thức đọc truyền thống gắn kết với nhau tạo nên sự kết nối từ sách in đến sách điện tử; từ văn hóa đọc chuyển dịch sang văn hóa nghe nhìn. Ngày nay tình trạng đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng là một trong những tiêu chí được người đọc trẻ hướng đến và lựa chọn.
Theo Thạc sỹ Bùi Văn Vượng, thuật ngữ văn hóa đọc là đọc sách có văn hóa, hay xây dựng một xã hội đọc sách. Tiến sỹ Lê Văn Viết lại quan niệm đọc ở một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì mới được coi là văn hóa đọc. Còn Phó giáo sư, Tiến sĩ, nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình khẳng định: “Văn hóa đọc chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta đối với tri thức sách vở. Phải biết đọc sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp nhận tri thức”.
Giáo sư Chu Hảo trong hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục” có nhắc đến ba yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc là thói quen đọc, phương pháp chọn sách và kỹ năng đọc. Ông cho rằng, cả ba yếu tố này luôn bổ trợ cho nhau và chỉ hình thành khi mỗi độc giả được huấn luyện từ lúc nhỏ... Như vậy, văn hóa đọc đã vượt lên khái niệm đọc đơn thuần, nó hướng đến giá trị nghệ thuật đích thực, hướng đến cách ứng xử, giá trị và chuẩn mực thẩm mỹ của công chúng.
Những năm gần đây, Nhà nước đã rất nỗ lực trong việc cải thiện văn hóa đọc bằng nhiều hình thức như ban hành Luật Thư viện, tổ chức các ngày hội sách, ngày hội văn hóa đọc….và bắt đầu hình thành, xây dựng được chiến lược cụ thể và lâu dài cho việc phát triển văn hóa đọc. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của phương tiện đọc công nghệ đã hình thành các phương thức đọc mới góp phần vào sự phân hóa thị hiếu đọc của công chúng.
Việc đọc sách chủ yếu rơi vào các nhóm độc giả là học sinh – sinh viên, nhà nghiên cứu làm việc trong môi trường có liên quan đến sách vở, tri thức, còn nhóm độc giả là những người đi làm ngoài ngành ít có cơ hội đọc sách. Nhóm người đọc ở thành thị chiếm tỷ lệ cao bên cạnh nhóm người đọc ở miền núi và nông thôn. Khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa ít có thói quen đọc sách, vì điều kiện sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Bên cạnh đó, hình thức văn học mạng, sách đọc trên mạng internet chỉ cập nhật ở nơi có internet, hệ thống nhà sách, thư viện phát triển còn ở vùng nông thôn do cơ sở vật chất, hạ tầng, giao thông còn thiếu và yếu nên việc đọc sách và cập nhật những nguồn sách mới hầu như là không đầy đủ. Điều này đã tạo ra sự chênh lệch khá lớn trong đối tượng tiếp nhận, và có sự phân hóa rõ rệt với từng đối tượng đọc sách.
Ngày nay, người đọc có xu hướng chạy theo tâm lý đám đông, chạy theo nhu cầu của thị trường, theo các chiêu PR, quảng bá từ các đơn vị xuất bản sách; chạy theo những cuốn sách bị cấm để giải quyết sự tò mò, giải trí hơn là đọc để trau dồi về tri thức. Tâm lý đọc này đã tạo ra sự thay đổi thói quen đọc sách, và phương thức đọc sách của người đọc.
Giải pháp nào cho văn hóa đọc?
Ông Sunil Lyengar, Giám đốc mảng Nghiên cứu và Phân tích tình hình NEA (Quỹ Nghệ thuật Quốc gia Mỹ) từng nói: Những cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy, các “nhà văn cũng không nản lòng” bởi lẽ người đọc “không bỏ rơi họ” mà chỉ là cái cách mà họ hướng đến đó là các kiểu đọc mới, phương thức tiếp nhận phù hợp hơn trong thời đại cuộc sống số. Việc hiểu được hành vi, nhu cầu của người đọc trong tiếp nhận văn học cũng là cách mà người ta hiểu văn học tác động đến người đọc như thế nào. Cho dù xã hội phát triển đến đâu thì việc đọc sách vẫn được đặc biệt coi trọng, đó là nhu cầu tinh thần cần thiết. Bởi văn học với người đọc luôn vĩnh cửu, trường tồn với thời gian nó là sự kết nối với truyền thống và hiện đại, giải trí và thẩm mĩ, nhận thức và giáo dục đối với công chúng nói chung và giới trẻ nói riêng.
Môi trường đọc cũng là một trong những giải pháp quan trọng tạo hứng thú cho người đọc và thúc đẩy văn hóa đọc phát triển. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng trang thiết bị hiện đại cho các thư viện và hỗ trợ xây dựng thói quen đọc tại thư viện, siêu thị sách; phát triển loại hình chuyển phát nhanh, mang sách đến với vùng sâu vùng xa góp phần xây dựng thị hiếu đọc lành mạnh cho công chúng. |
Bởi thế, cần một giải pháp tổng thể để cứu vãn văn hóa đọc. Trước tiên, về phía đội ngũ sáng tác cần sự sáng tạo, đổi mới về nội dung và hình thức tạo nên tác phẩm văn chương có giá trị nghệ thuật cao, thu hút độc giả. Bên cạnh đó cần sự trao đổi giữa tác giả và bạn đọc để đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của công chúng trong tiếp nhận văn học
Hiện nay báo chí truyền hình là kênh thông tin có tác động lớn nhất đến dư luận xã hội. Vì vậy, việc “mượn” kênh thông tin này để giới thiệu sách đọc, tăng cường và triển khai việc tuyên truyền, quảng bá, định hướng thu hút bạn đọc; Truyền bá sách đọc có chất lượng cao từ nước ngoài và trong nước để định hướng cho văn hóa đọc phát triển. Bên cạnh đó, các cơ sở quản lý trang thông tin mạng, băng đĩa hình, sách báo cần thống nhất trong phương thức quản lý, tiếp nhận, trình bày để có những trang sách đẹp, hấp dẫn góp phần vào việc hướng dẫn, kích thích đọc.
Môi trường đọc cũng là một trong những giải pháp quan trọng tạo hứng thú cho người đọc và thúc đẩy văn hóa đọc phát triển. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng trang thiết bị hiện đại cho các thư viện và hỗ trợ xây dựng thói quen đọc tại thư viện, siêu thị sách; phát triển loại hình chuyển phát nhanh, mang sách đến với vùng sâu vùng xa góp phần xây dựng thị hiếu đọc lành mạnh cho công chúng.
Trong hệ thống xuất bản, các biên tập viên tại các nhà xuất bản cần được chú trọng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ hàng năm. Biên tập viên văn học phải có con mắt đánh giá, biên tập được những tác phẩm văn học hay, trong khi các nhà xuất bản tăng cường tổ chức giới thiệu, quảng bá sách dưới nhiều hình thức: Ngày hội sách, thi sáng tác, đồng tổ chức các giải thưởng nghệ thuật… nhằm cổ vũ cho phong trào đọc, sách tạo không khí văn hoá đọc lành mạnh và bổ ích cho mọi đối tượng trong đó có giới trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51