Đừng để mất bò mới lo làm chuồng!
Báo chí, truyền thông góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ trẻ em | |
Chung tay giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em | |
Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của mỗi công dân |
Tuyên truyền, sơ cấp cứu tai nạn đuối nước tại lễ phát động “kết nối cộng đồng chung tay phòng chống tai nạn thương tích trẻ em - Xây dựng cộng đồng an toàn” tại huyện Ba Vì. |
Thực trạng nhức nhối
Từ đầu năm 2019 đến nay, người dân Hà Nội phải chứng kiến không ít vụ đau lòng do tai nạn thương tích. Ngay mới đây, ngày 25/11 tại trường mầm non Phù Lỗ (Sóc Sơn) một bé trai 34 tháng tuổi đã gặp tai nạn mắc kẹt đầu vào ô tròn cầu trượt. Dù cháu bé đã nhanh chóng được đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng vẫn tử vong. Trước đó, ngày 18/8, tại xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ) dư luận cũng ghi nhận trường hợp bé trai 6 tuổi tử vong thương tâm khi tắm ở ao gần nhà.
Tại huyện Thanh Oai, trên địa bàn thời gian qua cũng xảy ra không ít vụ việc tai nạn thương tích. Điển hình là trường hợp 4 học sinh đang lưu thông bằng xe đạp qua địa phận xã Cự Khê bị xe tải lao vào, làm 1 em tử vong, 3 em bị thương; 2 trường hợp tử vong ở một công viên nước trên địa bàn. Với huyện Ba Vì, mỗi năm trên địa bàn cũng xảy ra hàng trăm vụ tai nạn thương tích. Tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, nhiều vụ tai nạn trẻ em đã xảy ra như đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, bỏng, xúc vật cắn...
Tại hội nghị khoa học quốc gia lần thứ 3 về phòng chống tai nạn thương tích, theo Cục trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) ước tính mỗi ngày Việt Nam có tới 3.600 trường hợp gặp tai nạn thương tích, 90 người tử vong. Trong đó, tai nạn giao thông và đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cũng qua thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ tử vong do đuối nước.
Như vậy, trung bình mỗi ngày có gần 5,5 trẻ bị đuối nước tử vong. Đáng lo ngại là, mọi người đều nhận thức được rằng, dạy bơi, học bơi là giải pháp tốt nhất để giảm thiểu tình trạng đuối nước ở trẻ em, nhất là môi trường sống của trẻ Việt Nam lại có nhiều ao hồ, mương, kênh, rạch, sông, suối… tiềm ẩn nhiều nguy cơ đuối nước. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 30% học sinh tiểu học và Trung học cơ sở ở Việt Nam biết bơi.
Những dẫn chứng nêu trên phần nào cho thấy, tai nạn thương tích đã và đang để lại hậu quả khôn lường cho nạn nhân, gia đình và xã hội. Tiếc rằng, một bộ phận không nhỏ người dân Hà Nội cho đến nay vẫn chưa chủ động đẩy lùi những nguy cơ gây tai nạn ra khỏi đời sống.
Theo quan sát trên các trục đường giao thông, đặc biệt là khu vực ngoại thành như trên tuyến đường quốc lộ 21B, đoạn đi qua huyện Thanh Oai vẫn xuất hiện tình trạng người đi xe máy từ đường làng, ngõ xóm ra không đội mũ bảo hiểm. Khi bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để kiểm tra, xử lý, người dân lý giải cho hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ bằng những lý do khó chấp nhận như “quên”, “nhà gần”… để mong được thông cảm.
Tăng cường phòng ngừa
Cần phải khẳng định, công tác phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ em luôn được các cấp, ngành và chính quyền các địa phương quan tâm và dành sự chú ý đặc biệt song những vụ việc đáng tiếc vẫn xảy ra. Điều này cho thấy đã có những “khoảng trống” nguy hiểm trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung. Nói cách khác, hiện thái độ chủ quan của người lớn cả trong gia đình, ngoài cộng đồng vẫn tồn tại.
Phụ huynh tham gia giao thông nhưng “quên” đội mũ bảo hiểm cho trẻ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích. |
Chính điều này là căn nguyên đẩy nhóm đối tượng dễ bị tai nạn thương tích như trẻ em vào vòng nguy hiểm. Ví dụ dễ thấy nhất là đội mũ bảo hiểm, chỉ một cử chỉ, động thái là đội mũ bảo hiểm cho con trẻ mỗi khi di chuyển trên đường đã góp phần trực tiếp hạn chế những tai nạn, thương vong. Hoặc như, để trẻ không bị đuối nước và có kỹ năng sơ cấp cứu, thay vì hành vi tuyên truyền trên sách vở, nhà trường và phụ huynh cần tổ chức dạy bơi cho trẻ cũng sẽ giúp trẻ củng cố và có kỹ năng xử lý tình huống liên quan.
Ở các địa phương, hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ em cũng được chú trọng. Chẳng hạn, ở huyện Ba Vì nhằm giảm thiểu tỉ lệ mắc, tử vong do tai nạn thương tích trong giao thông, lao động sản xuất và sinh hoạt tại gia đình, nhà trường…
Bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, thời gian qua, Ban Chỉ đạo phòng chống Tai nạn thương tích - Xây dựng cộng đồng an toàn huyện Ba Vì đã triển khai công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân, trẻ em và đặc biệt là triển khai thực hiện mô hình "Ngôi nhà an toàn", "Trường học an toàn", "Cộng đồng an toàn" nhằm loại bỏ các nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em tại các gia đình, nhà trường và cộng đồng đã được huyện triển khai thực hiện.
Được biết, trong những năm qua, hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trên địa bàn huyện Ba Vì đã được triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn, triển khai các hoạt động tuyên truyền, tổ chức các hội thi về phòng chống tai nạn thương tích… Thời gian tới, Ban chỉ đạo phòng chống Tai nạn thương tích - Xây dựng cộng đồng an toàn huyện Ba Vì sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác phòng chống tai nạn thương tích đặc biệt liên quan đến trẻ em.
Cùng với đó, phát hiện những nguy cơ gây tai nạn thương tích để kịp thời can thiệp và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Triển khai nhân rộng các mô hình an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đã phát huy hiệu quả. Từng bước kiểm soát tình hình tai nạn thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên địa bàn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề mang tính toàn cầu. Trung bình mỗi năm trên thế giới có khoảng 900.000 trẻ tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với gần 2.500 trẻ tử vong mỗi ngày và mỗi giờ có hơn 100 trẻ tử vong. Còn tại Việt Nam, trẻ tử vong vì tai nạn thương tích phần lớn là do các tai nạn trong đời sống sinh hoạt thường ngày như: Bỏng, ngã, ngộ độc thuốc, đuối nước... Trong 10 năm qua, các chính sách can thiệp phòng chống tai nạn thương tích đã góp phần giảm 20% tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng. |
Với huyện Thanh Oai, thời gian qua, để giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích, các ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Thanh Oai đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề này. Chẳng hạn, trước mùa mưa bão năm 2019, huyện Thanh Oai có Văn bản số 932/UBND-QLĐT ngày 9-7 yêu cầu các đơn vị chức năng đóng trên địa bàn tăng cường kiểm tra, rà soát, chủ động xây dựng kế hoạch, lập phương án phòng, chống đổ, sập nhà, công trình; tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi những khu vực không an toàn trước khi bão, lũ, úng ngập xảy ra.
Trước đó, huyện Thanh Oai cũng tổ chức lễ phát động “Kết nối cộng đồng chung tay phòng, chống tai nạn thương tích - Xây dựng cộng đồng an toàn” đến mọi tầng lớp nhân dân. Theo đó, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn với những thành viên cốt cán là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, người đứng đầu các ban, ngành, đoàn thể. Đồng thời phát triển mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên đến từng thôn, xóm, bổ sung thiết bị sơ cấp cứu tai nạn thương tích tại trạm y tế, tổ chức truyền thông trực tiếp về các kiến thức phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, trường học.
Rõ ràng, bên cạnh sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng, địa phương, để phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ ngoài việc dành thời gian quan tâm chăm sóc, quản lý con cái, mỗi gia đình cần cập nhật thêm kiến thức về sơ cấp cứu một số trường hợp tai nạn đơn giản, để có thể sơ cứu trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế. Tăng cường cho trẻ tham gia các khóa tập bơi, chống đuối nước; dạy kỹ năng sống; tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Trật tự đô thị 25/12/2024 09:49
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30