Đừng đẩy trách nhiệm chăm cha mẹ cho bạn đời
12 lời khuyên nhất định không được bỏ qua để giữ hôn nhân mãi hạnh phúc | |
5 điều khiến hôn nhân của bạn nhanh đổ vỡ |
Chăm sóc cha mẹ khi về già là trách nhiệm, bổn phận của con cái. Ảnh S.T |
Bắt vợ thức đêm chăm mẹ chồng
Có rất nhiều những mâu thuẫn, xung đột nảy sinh đến mức người trong cuộc không muốn nhìn mặt nhau. Lúc này, vai trò của người vợ hay chồng là rất quan trọng để giúp hóa giải những xung đột giữa người bạn đời với cha mẹ của họ. Nếu người trong cuộc không khéo léo thì mâu thuẫn sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.
Nhưng có nhiều trường hợp người vợ hay chồng không những không làm tốt vai trò trung gian hòa giải bất đồng giữa người bạn đời với cha mẹ của họ mà còn là nguyên nhân gây thêm xung đột. Nhiều người sau khi kết hôn có xu hướng đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ họ cho bạn đời.
Họ không tự mình thực hiện việc chăm sóc cha mẹ, nhưng lại luôn muốn chứng tỏ rằng họ cũng rất quan tâm đến cha mẹ, gia đình và buộc vợ hay chồng mình phải thực hiện nghĩa vụ và bổn phận ấy. Nếu vì lý do nào đó, người bạn đời không chăm sóc cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì người chồng hay người vợ ấy sẽ chì chiết, dằn hắt, chửi mắng thậm chí dùng vũ lực với người bạn đời của mình. Câu chuyện của chị X sau đây là một ví dụ.
Chị X mở đầu buổi nói chuyện với luật sư bằng một câu hỏi “Tại sao chuyện nhà của chồng tôi mà anh ấy cứ bắt tôi phải lo?”. Rồi chưa để cho luật sư kịp hỏi han, chị X nói luôn như để trút nỗi ấm ức bị chất chứa từ bấy lâu nay: “Mẹ anh ấy bị bệnh nằm đó. Anh ấy cứ bắt tôi đến đêm là qua chăm bà suốt thời gian dài. Mà chăm bà đêm hôm như vậy thì làm sao sáng tôi còn đủ sức đi làm được!”.
Luật sư hỏi chị: “Thế anh ấy có sang thăm bà không?”. Chị X nói: “Anh ấy có sang, nhưng chỉ thăm, ngó một chút rồi về, nhưng lại muốn tôi phải ở lại đêm bên nhà đó để chăm cho bà. Tôi nói không chăm được suốt như thế vì tôi ban ngày còn phải đi làm. Anh ấy bực tức quá về lấy đồ ném tôi, chửi mắng tôi rồi sáng không thèm chở tôi đi làm nữa.
Bên gia đình thống nhất là các anh chị em sẽ góp tiền để một người chị gái của anh ở nhà chăm bà. Mỗi tháng, mọi người đưa cho chị gái của anh ấy 5 triệu đồng. Tiền góp chăm bà, giờ tôi cũng phải tự xoay xở, anh ấy không chịu đưa. Anh ấy bảo vì tôi không dành thời gian chăm bà, muốn đêm ngủ để sáng đi làm, thì ráng kiếm tiền góp cho chị gái anh ấy chăm bà. Còn nếu tôi không muốn hùn tiền thì qua nhà mẹ anh ấy thức đêm chăm cho bà”.
Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ
Anh chồng trong tình huống này thật là vô lý, nhưng không phải là chuyện hiếm gặp. Thực tế, sau khi kết hôn, nhiều người thường có thói quen yêu cầu chồng, vợ mình phải thật tốt, hết lòng với gia đình mình và nghiễm nhiên coi đó là bổn phận của chồng, vợ mình phải thực hiện. Vậy, nghĩa vụ của con cái được pháp luật quy định thế nào?
Nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được quy định rất chi tiết trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể, khoản 2, điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định con phải “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.
Khoản 4, điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Khi sống cùng cha mẹ, thì con đã thành niên có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Như vậy, dù đã kết hôn, nhưng con cái vẫn phải tự mình thực hiện các nghĩa vụ của mình với cha mẹ chứ không được ỷ lại và đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ cho vợ hoặc chồng, buộc người bạn đời phải thực hiện nghĩa vụ đối với cha mẹ thay cho mình được.
Vậy còn con dâu, con rể có quyền và nghĩa vụ với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ hay không? Theo quy định tại điều 80, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69 (Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ), điều 70 (Quyền và nghĩa vụ của con), điều 71 (Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng) và điều 72 (Nghĩa vụ và quyền giáo dục con) của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Như vậy, có thể hiểu, nếu như con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì mới bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ cũng như được quyền thực hiện các quyền quy định từ điều 69 đến 72 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 với nhau. Trong trường hợp con dâu, con rể không sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì không bắt buộc phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ vừa nêu.
Trên thực tế có rất nhiều con dâu, con rể dù không sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nhưng vẫn tự nguyện chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ như chính cha mẹ mình. Dù luật không bắt buộc thực hiện, nhưng người trong cuộc vẫn tự nguyện thực hiện xuất phát từ tình thương và tình cảm tốt đẹp mà họ dành cho nhau. Đây là truyền thống tốt đẹp mà thiết nghĩ, mỗi người nên thực hiện và phát huy.
Theo Ng.T.Thúy Hường/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo tăng trưởng bền vững
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21