Đưa tiêu chí chăm sóc sức khỏe người dân lên hàng đầu
Nhiều khởi sắc trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân | |
Năm 2016 sẽ là năm của xu hướng chăm sóc sức khỏe số |
Là một ngành khoa học kỹ thuật, luôn phải cập nhật kiến thức hằng ngày, hằng giờ, nên ngành Y tế đã rất chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế và đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Khi hội nhập sâu rộng, ngành Y tế cũng phải xác định nỗ lực hơn nữa để tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trong việc chủ động hợp tác quốc tế, liên tiếp những năm gần đây, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng trong lĩnh vực y tế, như Hội nghị Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 - năm 2012, Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12 – 2014 và Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN về phát triển y tế - năm 2015. Thông qua việc tổ chức thành công các sự kiện quốc tế quan trọng này, Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị thế ngày càng cao của mình trên trường quốc tế, đồng thời kêu gọi được thêm nhiều nguồn lực và hợp tác kỹ thuật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Năm 2015, Bộ Y tế cũng đã ký được nhiều các văn kiện hợp tác quan trọng như Biên bản ghi nhớ hợp tác về y tế với New Zealand, Hàn Quốc, Liên bang Nga... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác trong tương lai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là năm đánh dấu 20 năm hợp tác y tế Việt Nam và Hoa Kỳ, hợp tác phát triển Việt Nam – EU. Trong năm 2015, ngành Y tế cũng đã tích cực, chủ động tham gia vào các diễn đàn y tế quốc tế, góp phần vào quá trình hoạch định chính sách y tế toàn cầu.
Năm 2015, một tin vui đến với ngành Y tế Việt Nam, cũng là niềm tự hào của Việt Nam là việc nước ta đã chính thức được bầu làm thành viên của Hội đồng chấp hành Đại hội đồng Y tế thế giới - cơ quan quan trọng của Tổ chức Y tế thế giới, với nhiệm kỳ 3 năm (2016-2019). Hội đồng chấp hành Đại hội đồng Y tế thế giới là cơ quan đưa ra những đường lối, chính sách y tế toàn cầu để các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế thế giới triển khai thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe tốt hơn cho người dân. Đây là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực hội nhập quốc tế của Việt Nam, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Từ năm 2016, Việt Nam sẽ đại diện cho 37 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra tiếng nói, khuyến nghị của mình và các quốc gia trong khu vực để đưa vào các quyết sách toàn cầu trong lĩnh vực y tế.
Hội nhập là cơ hội để phát triển đất nước, nhưng đồng thời cũng phải sẵn sàng đối phó với mặt trái của hội nhập. Với Việt Nam, tham gia ASEAN là đột phá khâu mở cánh cửa phá vỡ sự bao vây cấm vận và từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và quốc tế. Tham gia ASEAN còn góp phần nâng cao vị thế và tiếng nói của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. Việc cộng đồng ASEAN chính thức được hình thành là cơ hội để chúng ta rà soát lại hành lang pháp lý, xây dựng và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mang tính quốc tế, hội nhập.
Khi ASEAN trở thành cộng đồng vào cuối năm 2015, Việt Nam đã ký các cam kết Hài hòa hóa về dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa, dịch vụ điều dưỡng, hài hòa hóa trong lĩnh vực dược, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang, thiết bị y tế… Riêng trong lĩnh vực y tế, điều cần làm trong thời gian tới là Việt Nam và các nước ASEAN cùng hợp tác, công nhận lẫn nhau. Hệ thống đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề của Việt Nam cần được chuẩn hóa và được các nước công nhận. Khi nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực y tế, chúng ta không nên lo mất sân nhà, bởi khi đã có sự cạnh tranh, hệ thống y tế công phải nỗ lực hơn để tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt Nam.
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế - cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đến thăm bệnh nhân Hứa Cẩm Tú tại Bệnh viện Trung ương Huế. |
Trong năm 2016, năm đầu tiên các thành viên ASEAN ở trong một mái nhà chung, ngành Y tế Việt Nam xác định kế hoạch là tiếp tục phát triển theo hướng công bằng, hiệu quả và hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, cải thiện chất lượng dân số. Trong đó, ngành Y tế thực hiện 7 bước đột phá cụ thể. Thứ nhất, quyết liệt giảm tải bệnh viện gắn với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh theo các tiêu chí hội nhập quốc tế để giảm tử vong và rút ngắn thời gian khám, chữa bệnh. Hiện các bệnh viện tuyến TƯ và tuyến cuối đã xây dựng các bệnh viện vệ tinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Đến nay, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh đã thực hiện được các kỹ thuật cao, như: Can thiệp tim mạch, chấn thương chỉnh hình, điều trị ung thư, sản nhi…
Việc này đã giúp giảm bớt số lượng bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Thứ 2, Bộ Y tế tiếp tục đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế, hướng tới sự hài hòng của bệnh nhân. Nhân viên y tế luôn hướng đến sự tôn trọng, lắng nghe phản ánh, bức xúc của người bệnh, các cơ sở khám, chữa bệnh trong toàn ngành duy trì triển khai, kiện toàn, thực hiện tốt việc xử lý thông tin "đường dây nóng”. Thứ 3, đột phá về hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng cả dự phòng và điều trị khám chữa bệnh. Thứ 4, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực đặc biệt là ứng dụng nhiều tiến bộ KHKT hơn nữa trong điều trị. Đặc biệt, ngành Y tế sẽ đổi mới mô hình đào tạo y khoa gồm: Bác sĩ đa khoa, răng hàm mặt, điều dưỡng - để hội nhập với quốc tế. Đồng thời, giao quyền tự chủ cho các đơn vị và huy động xã hội khuyến khích phát triển tư nhân cũng như kết hợp công – tư. Thứ 5, đổi mới cơ chế tài chính: Tiếp tục lộ trình BHYT toàn dân và hỗ trợ những người yếu thế, người nghèo. Thứ 6, tăng cường hoàn thiện tổ chức mạng lưới ngành Y tế, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, nhân rộng mô hình “Bác sĩ gia đình”.
Trong thời gian qua, ngành Y tế đã làm thí điểm ở 8 tỉnh và xây dựng đề án lớn về phát triển mạng lưới y tế cơ sở nhằm tiến tới bao phủ trên toàn quốc nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bên cạnh đó, tập trung vào công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra, có các biện pháp để khống chế, không để dịch bệnh từ bên ngoài thâm nhập vào. Thứ 7, phát triển công nghiệp dược liệu cũng như y học cổ truyền, thực hiện tốt việc “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt”.
Xuân sinh (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09