Đưa nhạc rap vào tác phẩm chuyển thể từ kiệt tác “Truyện Kiều”
Toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều sẽ lần đầu tiên lên lịch Tết 2017 | |
“Truyện Kiều” chính thức xác lập kỷ lục thế giới |
Theo vị đạo diễn này, hiện nay, phần lớn khán giả đến với sân khấu kịch (cả ở Việt Nam và thế giới) đều thuộc lứa tuổi trung niên. “Chúng tôi muốn góp phần thay đổi thực tế này, kéo giới trẻ đến với sân khấu nhiều hơn. Để làm được điều này, trước hết, sân khấu phải tự đổi mới mình,” nghệ sỹ nhân dân Anh Tú chia sẻ.
Việc đưa âm nhạc đương đại vào vở diễn “Kiều” cũng không nằm ngoài nỗ lực ấy. Trước khi công diễn rộng rãi vào tháng Ba này, từ cuối năm 2016, vở “Kiều” đã được diễn ở một số trường trung học phổ thông tại Hà Nội. Khi buổi diễn kết thúc, nhiều học sinh đã bày tỏ sự thích thú và thuộc lời các ca khúc được sử dụng trong đó. Đại diện Nhà hát Kịch Việt Nam - đơn vị dàn dựng vở kịch cho rằng, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy, khán giả trẻ sẽ không quay lưng với sân khấu truyền thống nếu tác phẩm có nhiều đổi mới, phù hợp với tâm lý tiếp nhận.
Vở diễn có nhiều thử nghiệm mới về hình thức biểu diễn. (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam) |
“Hơn nữa, làm sao hy vọng khán giả trẻ sẽ tìm đến rạp khi vở diễn vẫn được dàn dựng theo kiểu truyền thống với những lối bài trí sân khấu từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Lần này, sân khấu của ‘Kiều’ sẽ được tối giản. Những bục, bệ, phông màn theo kiểu cũ sẽ được bỏ đi. Thay vào đó, hoa sen là hình ảnh chủ đạo sẽ được dùng để trang trí, minh họa trên sàn diễn,” đạo diễn Anh Tú nói.
Nói khác đi, hình ảnh hoa sen được sử dụng xuyên suốt vở kịch như một ẩn dụ về thân phận, cuộc đời con người trải qua nhiều giai đoạn: lúc e ấp, khi bung nở cao trào rồi đến giai đoạn tàn khô, héo úa... Thế nhưng, vượt lên tất cả là vẻ đẹp giản dị, thuần khiết và thanh cao. Bên cạnh những thử nghiệm mới về hình thức biểu diễn, “Kiều” vẫn được giữ nguyên cốt truyện như ở kiệt tác của Nguyễn Du. “Truyện Kiều” không chỉ là câu chuyện về thân phận người phụ nữ trong bối cảnh xã hội phong kiến. Tác phẩm còn mang tính dự báo về những cuộc đấu tranh, phản kháng trong xã hội. “Đây là vấn đề mang tính thời sự, vẹn nguyên giá trị cho đến tận ngày hôm nay.
Những bất công vẫn còn và việc đấu tranh với những điều xấu xa vẫn đang tiếp diễn hàng ngày,” nghệ sỹ nhân dân Anh Tú chia sẻ. Bởi thế, đạo diễn đã rất quyết liệt khi dàn dựng những màn phản kháng của Thúy Kiều. Đơn cử như cảnh Tú Bà hất tung bát nước và Thúy Kiều cũng không ngần ngại đá phắt chiếc ghế với thái độ, tinh thần phản kháng mạnh mẽ.
Một cảnh trong vở "Kiều." (Ảnh: Nhà hát Kịch Việt Nam) |
Dựng “Kiều,” đạo diễn Anh Tú đã thể hiện góc nhìn nhân văn, cảm thông với nỗi đau các nhân vật, đặc biệt là phụ nữ - kể cả khi đó là nhân vật phản diện. Anh bảo: “Suy cho cùng, tất cả đều là con người với những yêu-ghét, tình-thù… Tú Bà xấu, Tú Bà ác. Phần thiện lương đã không đủ mạnh để neo giữ phần người trong nhân vật này. Thế nhưng, ở một góc khác, đó âu cũng là do hoàn cảnh xô đẩy.”
Lần này, danh hài Xuân Bắc sẽ tái xuất trên sân khấu chính kịch trong vở “Kiều” với vai Hồ Tôn Hiến. Bên cạnh đó, vở diễn có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Nhà hát Kịch Việt Nam: nghệ sỹ Diễm Hương (vai Thúy Kiều), nghệ sỹ Quỳnh Hoa (vai Thúy Vân), nghệ sỹ Tô Dũng (vai Kim Trọng), nghệ sỹ Minh Hiếu (vai Sở Khanh), nghệ sỹ Phương Nga (vai Hoạn Thư)... “Kiều” sẽ đến với công chúng Thủ đô qua 10 buổi diễn liên tục trong các ngày từ 1-10/3 tại Nhà hát Kịch Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội)./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40