Dự thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ mới: Siết chặt để nâng cao chất lượng
Đào tạo tiến sĩ: Cần có quy chế phù hợp chuẩn quốc tế | |
Dừng tuyển sinh tiến sĩ với ngành không đủ điều kiện |
Đào tạo tiến sĩ là bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục đại học (ĐH), là đào tạo ra những nhà nghiên cứu. Vì vậy, quá trình này phải chuẩn từ chất lượng đầu vào, quá trình sàng lọc trong khi đào tạo và đạt chuẩn chất lượng chất lượng đầu ra. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều khâu trong quá trình này bị lỏng lẻo, bất cập khiến dư luận xã hội bức xúc và nghi ngờ về chất lượng đào tạo tiến sĩ ở một số cơ sở đào tạo hiện nay.
Trước những yêu cầu đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong bối cảnh hoạt động giáo dục ngày càng có sự hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, dự thảo Quy chế đào tạo tiến sĩ mới đang được Bộ GDĐT đưa ra lấy ý kiến rộng rãi nhằm điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện quy chế đào tạo bậc học này nhằm tăng tính thực tế, hiệu quả cũng như giải quyết được những bất cập gặp phải trong thời gian qua.
Siết chặt đào tạo tiến sĩ hy vọng sẽ cho ra đời những tiến sĩ có chất lượng phục vụ phát triển đất nước. Ảnh minh họa. |
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), cấu trúc của quy chế mới sẽ ngắn gọn hơn, đảm bảo nâng cao tự chủ của các cơ sở đào tạo đồng thời sẽ chỉ thực hiện ở những cơ sở đảm bảo đủ điều kiện cũng như bổ sung những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong việc quản lý NCS, trách nhiệm của Hội đồng chấm luận án, của người hướng dẫn và NCS trong trường hợp có khiếu kiện về nội dung và chất lượng của luận án.
Song song với đó, quy chế mới cũng quy định chặt chẽ, người hướng dẫn phải là người chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ trở lên, là tác giả hoặc đồng tác giả của các công trình công bố quốc tế thuộc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của NCS. Người hướng dẫn còn phải là cán bộ cơ hữu của cơ sở đào tạo. Mỗi NCS có tối đa 2 người hướng dẫn, trường hợp người hướng dẫn thứ nhất không phải là giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở đào tạo nơi NCS đang theo học thì người hướng dẫn thứ hai phải là cán bộ cơ hữu của cơ sở đó.
Trường hợp người hướng dẫn độc lập là tiến sĩ nhưng chưa có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư thì phải có minh chứng có đủ công trình khoa học đạt chuẩn phó giáo sư trở lên theo quy định của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Người hướng dẫn có thể được tham gia Hội đồng cấp trường/viện trong trường hợp cần thiết để tạo điều kiện cho NCS và thầy hướng dẫn được bảo vệ các quan điểm khi làm luận án, tăng tính tính khách quan khi đánh giá luận án, đặc biệt đối với những đề tài có ít chuyên gia đầu ngành.
Còn đối với các NCS, nếu ngoại ngữ là quy định bắt buộc đối với đầu ra (theo quy chế hiện hành) thì nay với dự thảo quy chế mới thì ngoại ngữ lại là yêu cầu cho điều kiện đầu vào. Theo các nhà soạn thảo Quy chế mới, ngoại ngữ được xem là công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học vì vậy trước khi bắt đầu làm luận án, NCS phải có trình độ ngoại ngữ cần thiết để có thể nghiên cứu, tham khảo tài liệu trong quá trình học của mình.
Đặc biệt, cũng theo dự thảo quy chế mới, một yêu cầu không thể thiếu là NCS phải chứng minh được năng lực ban đầu về nghiên cứu khoa học của mình thông qua những công trình đã công bố trong nước và quốc tế. Còn đến khi kết thúc chương trình, để đảm bảo đầu ra, quy chế cũng yêu cầu nghiên cứu sinh phải có công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện hoặc công bố công trình trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện trong quá trình làm NCS tại cơ sở đào tạo và trước thời điểm luận án được thông qua ở đơn vị chuyên môn.
Đặc biệt, theo bà Phụng, lâu nay ta vẫn có quan niệm điều kiện của Việt Nam là đặc thù, vậy cần phải có đặc thù. Nhưng trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, nguồn nhân lực được đào tạo phải tương thích với thế giới thì mới có thể cạnh tranh được trên thị trường lao động.
Do đó việc nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ tiếp cận dần với chuẩn quốc tế và khu vực là rất cần thiết. Chiếu theo khung trình độ quốc gia Việt Nam trong đó yêu cầu trình độ, năng lực mà người tốt nghiệp mỗi cấp đào tạo cần đạt được thì trình độ tiến sĩ ở Việt Nam sẽ phải ngang bằng với tiến sĩ các nước khu vực ASEAN. Mặt khác, quá trình thời gian đào tạo cũng đã được tính (kể cả thời gian gia hạn) sẽ rút ngắn hơn để đảm bảo phù hợp với xu thế chung và khác nhau đối với từng đối tượng tham gia dự tuyển (có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ), nhưng thời gian tối thiểu để hoàn thành luận án là 3 năm (thay vì 2 năm như trước đây) phù hợp với khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Ngoài ra, quy chế cũng sẽ có một số điều chỉnh khác nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính cũng như một số quy định mà qua thời gian thực hiện quy chế từ 2010 đến nay không còn hiệu quả.
H.Thành (lược ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Cộng đồng 05/11/2024 14:38
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09