Du lịch Việt: Cách nào buộc du khách mở ví?
Thông tin từ Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, mỗi năm có khoảng 5 triệu lượt khách Việt đi du lịch nước ngoài. Ước tính du khách Việt chi tiêu cho việc đi du lịch nước ngoài hiện đã hơn 6 tỷ USD.
Điều gì đang khiến khách Tây “đóng… ví” với du lịch Việt còn khách Việt lại đổ tiền cho các điểm đến ngoại quốc?
"Ngủ quên" giữa thiên đường
Thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất hình chữ S với những điều kiện tuyệt vời để phát triển ngành công nghiệp không khói. |
So với các nước trong khu vực, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những thiên đường du lịch đặc biệt hấp dẫn. Không phải ngẫu nhiên mà Tổ chức Du lịch Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 16/184 quốc gia có tiềm năng lâu dài trong việc phát triển du lịch. Sự đa dạng về thiên nhiên khắp các vùng miền, hàng loạt danh lam thắng cảnh độc đáo, di sản thiên nhiên thế giới đã giúp Việt Nam chinh phục du khách quốc tế. Không ít địa danh đã lọt vào “mắt xanh” của nhiều đạo diễn làm phim điện ảnh nổi tiếng Hollywood.
Tuy nhiên, sau nhiều năm thành công trong việc lần lượt “đánh thức” các điểm đến du lịch giàu tiềm năng trên khắp cả nước, cụm từ “ngủ quên trong chiến thắng” bắt đầu được nhiều chuyên gia nhắc tới khi nói về thực trạng du lịch hiện nay. Thụ động dựa vào vốn tự nhiên sẵn có, du lịch Việt chậm trễ trong việc học cách “trang điểm”, khiến mình hấp dẫn hơn bằng những sản phẩm du lịch mới, đa dạng hơn, hiện đại hơn, mang tới nhiều trải nghiệm ấn tượng và dịch vụ hoàn thiện, cao cấp trong một hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí phát triển đồng bộ để bắt kịp với sức vươn mạnh mẽ của thị trường khu vực và thế giới.
Chưa bàn tới những nhận xét tiêu cực của du khách quốc tế sau khi trải nghiệm du lịch Việt, ngay tại chính sân nhà, du khách Việt cũng đang có xu hướng chi tiền cho thị trường ngoại.
Chị Nguyễn Hồng Anh (quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, với mức chi khoảng 5-7 triệu đồng/người, gia đình chị sẽ chọn đi du lịch Thái Lan, Campuchia, Malaysia hoặc Singapore thay vì các điểm đến trong nước. Bởi lẽ, cùng ngân sách tương đương, những trải nghiệm của chị ở thị trường nội địa thường nghèo nàn hơn so với các nước lân cận.
“Bao năm vẫn vậy, vẫn cảnh sắc đấy, ngắm mãi cũng chán. Muốn tìm chỗ giải trí hấp dẫn, những trải nghiệm du lịch mới cũng khó. Khu mua sắm thì ít ỏi, sản phẩm còn đơn điệu quá”, chị Hồng Anh nhận xét.
Không khó hình dung khi Jack Herd, một khách “Tây balo” Mỹ tới Việt Nam cho biết, anh và bạn gái chỉ phải chi chưa tới 1.000.000 đồng/ngày tại Hà Nội và khoảng 700.000 đồng/ngày khi đi phượt tại các điểm đến ngoài thành phố.
“Đến Việt Nam, chúng tôi ngắm cảnh là chính. Mà ngắm cảnh thì không mất tiền. Còn mua sắm, vui chơi giải trí, nói thật, tôi chưa thấy hấp dẫn” - Jack thẳng thắn chia sẻ.
Học hỏi từ nước bạn
Những trung tâm mua sắm, giải trí của Thái Lan, HongKong đã rất thành công trong việc móc đến những đồng tiền cuối cùng trong túi du khách. |
Theo thống kê của một số hãng lữ hành, du khách nước ngoài đi theo đoàn tới Việt Nam thường chi 300-400 USD/lần mua sắm. Số tiền này chỉ bằng 1/3 mức chi của du khách tại các thị trường trong khu vực như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hong Kong hay thậm chí là Campuchia. Thực tế cho thấy, đã đến lúc, du lịch Việt cần những cú hích để thức tỉnh, thay đổi và phát triển. Người Việt làm du lịch cần hướng ra thị trường thế giới, học hỏi hàng xóm cách để chinh phục và mở ví nguồn du khách lớn.
Nhật Bản, quốc gia có xuất phát điểm về du lịch và một số điều kiện địa lý, hoàn cảnh lịch sử và tài nguyên văn hóa, tự nhiên khá tương đồng với Việt Nam. Nhật Bản chưa bao giờ được xếp là cường quốc du lịch ở châu Á và thế giới, xét ở góc độ đón khách quốc tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ chính sách quản lý và vận hành phát triển du lịch hợp lý, ngành du lịch nước này đã có bước tiến ngoạn mục, đạt mức độ phát triển cao và ổn định, được du khách và các chuyên gia du lịch thế giới đánh giá cao. Trong 5 năm, từ 2011 đến 2015, lượng du khách tới Nhật tăng hơn 300% - một con số thể hiện tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong việc đón khách quốc tế đến của ngành du lịch Nhật Bản.
Tổng cục du lịch Việt Nam cũng như các chuyên gia độc lập về du lịch và kinh tế khi lý giải về nguyên nhân của sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản, nhìn chung đều cho rằng, đất nước "mặt trời mọc" luôn là một trong những điểm đến lý tưởng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Một ví dụ khác, Singapore và HongKong là hai thị trường du lịch phát triển thành công hoàn toàn không dựa trên lợi thế về tự nhiên. Sentosa (Singapore) đã chinh phục thế giới từ những sản phẩm du lịch hiện đại bậc nhất, với công viên điện ảnh nổi tiếng Universal Studio, hệ thống trò chơi giải trí hấp dẫn hàng đầu thế giới, tới những bãi biển cát trắng mịn, nước trong veo, dẫu chỉ là bãi nhân tạo.
Còn HongKong, do chọn hướng đi khác biệt, nhiều năm nay, vùng lãnh thổ đặc biệt này đã xây dựng thành công thương hiệu là điểm đến du lịch mua sắm được yêu thích nhất châu Á.
Và gần gũi hơn với du khách Việt Nam trong nhiều năm nay, Thái Lan, Campuchia đã từng bước vươn mình trở thành cường quốc du lịch với mục tiêu “khơi tới đồng cuối cùng trong ví du khách” bằng những sản phẩm du lịch không ngừng đổi mới, đa dạng, bên cạnh lợi thế về du lịch tự nhiên sẵn có.
“Như người thiếu nữ đẹp càng hấp dẫn hơn bởi những trang phục đẹp và phụ kiện thời trang ấn tượng, du lịch Việt Nam hơn bao giờ hết, đang cần thêm những yếu tố mới để thành công” – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh đã từng nói, cái thiếu hiện nay của thị trường vẫn là các sản phẩm du lịch mới, đồng bộ, hiện đại hơn, đẳng cấp hơn, những dịch vụ du lịch cao cấp, mang tới cho khách hàng nhiều trải nghiệm ấn tượng và hấp dẫn. Mà thiếu, thì phải làm, phải hành động, chứ không thể cứ “ăn bòn” mãi thiên nhiên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21