Đôi vợ chồng có trái tim nhân hậu

Nhiều người nghĩ, để cưu mang giúp đỡ được cả nghìn trẻ em mồ côi, sinh viên nghèo, trẻ em khuyết tật, gia đình bà Tôn Thị Thu Nguyệt phải giàu có lắm. Nhưng không, thực tế rằng, gia đình bà với 3 người chỉ sống trong căn nhà khoảng 14m2. Bằng tình thương yêu, chia sẻ, thấu hiểu, gần 20 năm nay, gia đình nhỏ ấy không chỉ dành cho nhau những điều tốt đẹp, hạnh phúc mà còn sẻ chia cho nhiều người không may mắn khác.

Đem tình yêu sưởi ấm những con người bất hạnh

Sinh ra trong một gia đình gia giáo, được nuôi ăn học đầy đủ và hưởng trọn tình yêu thương, đùm bọc của gia đình, cô giáo Tôn Thị Thu Nguyệt (nguyên giảng viên trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia HN), không bao giờ tưởng tượng được rằng trên đời lại có nhiều

54892 người không may mắn đến thế. Để rồi, bằng tình yêu, lòng thương cảm cô đã làm được những điều phi thường giúp đỡ hàng nghìn người có số phận không may đó. Hai vợ chồng cô, người làm giáo viên, người công tác trong ngành quân đội, lương công chức chẳng đáng bao nhiêu, lại nuôi con gái nhỏ nên cuộc sống eo hẹp. Vậy mà, gia đình cô vẫn luôn rộn rã tiếng cười vui. Chính từ sự ấm êm, hạnh phúc của gia đình, nên khi chứng kiến những hoàn cảnh thiệt thòi khiến cô không đành lòng và quyết định đem tình yêu để sưởi ấm cho họ.

Câu chuyện bắt đầu vào khoảng năm 1996, khi cô đang dạy lớp cử tuyển dành cho sinh viên dân tộc thiểu số. Ngay từ buổi đầu tiên, khi vào lớp, chứng kiến cảnh học trò người nào cũng xanh xao, gầy gò, ốm yếu, cô cảm thấy xót xa, thương cảm. Tối về, cô không sao chợp mắt, nên đem câu chuyện kể cho chồng nghe. Dù thấu hiểu tình cảm mà vợ dành học sinh, nhưng nghĩ đến hoàn cảnh gia đình trước mắt, chồng cô lúc ấy chỉ biết động viên vợ hãy cố gắng truyền dạy thật nhiều kiến thức cho học trò của mình là được.

Nghe chồng khuyên, cô cũng thấy hợp lý, nhưng trong tâm trí vẫn không khỏi suy nghĩ. Từ trăn trở ấy, cô đã tâm sự cho người bạn của mình là bà Mariatta, trưởng phòng dinh dưỡng của UNICEF tại Việt Nam. Và chính bà Mariatta cũng giật mình, thương cảm khi chứng kiến sự khó khăn thiếu thốn của những học sinh trong lớp cô Nguyệt. Ngay hôm gặp đầu tiên, bà Mariatta đã hỗ trợ 306 USD để mua thức ăn và chăn ấm cho học sinh, đồng thời tư vấn cô Nguyệt hãy viết thư kêu gọi những người bạn nước ngoài giúp đỡ. “Nghe bạn tư vấn, tôi vội vàng thực hiện ngay. Lá thư đầu tiên được gửi đi, tôi hồi hộp chờ đợi và cầu mong ước nguyện của mình thành hiện thực, nhưng mấy ngày sau vẫn “bặt vô âm tín”. Không nản, tôi quyết định viết thêm nhiều lá nữa, gửi cho những người bạn khác. Không ngờ lần này, tôi nhận được nhiều thư hồi âm, cùng với số tiền nho nhỏ hỗ trợ học sinh của mình. Từ đó, tôi có động lực để tiếp tục thực hiện ý nguyện…”, cô Nguyệt tâm sự.

Vợ chồng chị Nguyệt và những người bạn nước ngoài có tấm lòng từ thiện

Từ những thành quả ban đầu, ngày nào cũng vậy, sau giờ tan lớp, cô đều ở lại đến 7 - 8 giờ tối mới về để viết thư gửi cho mọi người kêu gọi hỗ trợ học sinh của mình. “Để có thời gian thực hiện tâm ước của mình, tôi phải cảm ơn người chồng luôn sát cánh yêu thương, quan tâm, hết lòng giúp đỡ và cô con gái hết sức ngoan ngoãn, thấu hiểu công việc của mẹ”, cô Nguyệt vui vẻ tâm sự.

Hiểu công việc của vợ đang làm, chồng cô bỏ ngoài tai việc thiên hạ đàm tiếu vợ “không chăm sóc gia đình”, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Không những thế, chồng cô còn là “trợ thủ đắc lực”, giúp vợ đem những lá thư ra bưu điện gửi, rồi nhận quà về phân chia cho các học sinh nghèo. Chồng cô còn không ngại đi “vay nóng” chút tiền, đưa cho vợ hỗ trợ những “ca” ốm đau, cần tiền đóng học hay về quê nghỉ lễ, tết, lo chuyện gia đình của học sinh. Có lẽ hiểu được công việc nghĩa tình của bố mẹ, cô con gái duy nhất trong gia đình cũng luôn chi tiêu dè sẻn, chịu khó học tập, ngoan ngoãn và chung tay cùng bố mẹ làm việc thiện.

Hoa nhân từ mãi ngát hương

Quả thực, nếu không được gặp, không được nghe tâm sự của cô, cũng như chứng kiến cảnh gia đình cô đầm ấm, yêu thương, luôn dành cho nhau những điều tốt đẹp, tôi sẽ không thể cắt nghĩa được vì đâu, vì động lực gì mà một người con gái mảnh mai như cô có thể làm được những điều lớn lao đến thế. Từ tấm lòng thiện nguyện, yêu thương của mình, cho đến nay “mẹ Nguyệt” và gia đình đã giúp đỡ được hàng nghìn trẻ em, học sinh, sinh viên không may mắn. Trong đó, không ít người đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định, giữ vị trí quan trọng trong cơ quan nhà nước, công ty, tập đoàn lớn, thậm chí là du học nước ngoài với tấm bằng thạc sỹ, tiến sỹ cao quý như: Nguyễn Sơn Lâm - diễn giả, doanh nhân thành đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tỏa Sáng; nhạc sĩ Hà Chương; luật sư Nguyễn Văn Thi; giám đốc Đặng Bình Phương; bác sĩ Thùy Mai; bác sĩ Nông Minh Hoàng, tiến sĩ Trương Quang Tri; thạc sĩ như Mã Diệu Linh, Nguyễn Tiến Dũng, Tráng Thị Din…

Gặp chúng tôi, Đặng Bình Phương, giám đốc một công ty kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ và nội dung cho người dùng điện thoại di động chia sẻ: Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo. Ở nơi tôi sống, cái đói, cái rét luôn thường trực. Những đứa trẻ ở quê tôi biết được “mặt chữ” đã được xem là may mắn lắm chứ đừng nói là học cao. Chẳng thế mà, ngày tôi xin được vào khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh Mỹ, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia HN, mẹ tôi dù vui nhưng cũng suy nghĩ nhiều lắm vì biết kiếm đâu ra tiền cho tôi ăn học?. Bằng mọi sự cố gắng, cuối cùng tôi cũng được gia đình cho đi học. Nhưng số tiền mà gia đình vay mượn, bán đồ đạc trong nhà cũng chỉ giúp tôi sống ki cóp chưa đầy nửa năm. Tôi đành phải đi làm thêm, lên lớp với cái bụng đói, cố lay lắt, bám trụ, cố gắng học thật tốt để “thoát ly”. May mắn cho tôi và 30 sinh viên khác, khi vào năm thứ 2, được “mẹ Nguyệt” đến giảng dạy và giúp đỡ với số tiền 200.000 đồng/ tháng. Nhờ số tiền mà “mẹ Nguyệt” kêu gọi giúp đỡ đã giúp tôi và các bạn hoàn thành khóa học.

Giờ đây, “mẹ Nguyệt” đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe yếu đi, nhưng bà vẫn tiếp tục giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Bà tâm niệm “còn sức khỏe, tôi còn làm việc thiện”. Và từ sự cố gắng không ngừng nghỉ ấy, danh sách “các con” trong cuốn sổ cũ kỹ của bà ngày một dài thêm. Cũng như thêm vào đó, ngày càng nhiều những thế hệ học sinh của bà thành đạt, nhớ đến ân tình của “mẹ” mà quay lại “đền ơn” bằng cách hỗ trợ những người không may khác.

Tuấn Trung

 

Nên xem

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

"Truyền lửa" chiến thắng Điện Biên Phủ cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách “Điện Biên Phủ” với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ. Khác với công trình nghiên cứu đồ sộ về lịch sử, bộ sách có nội dung tuyển chọn, trình bày hiện đại rõ ràng, bìa mềm, độ dày vừa phải, hướng đến bạn đọc trẻ và các tủ sách cơ quan, doanh nghiệp.
Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

Công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa ba môn thi của kỳ thi này.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5/2024, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên chủ trì thực hiện, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Xác định người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp, trong những năm qua, công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động luôn được Ban lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PHD (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) chú trọng quan tâm.
Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

Xăng giảm 8 đồng/lít từ 15h ngày 2/5

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 2/5, từ 15h, giá xăng được điều chỉnh tăng giảm đan xen. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 8 đồng/lít; xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 40 đồng/lít.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.

Tin khác

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

Nam Định: Nắng nóng, người dân đổ xô ra bãi biển “giải nhiệt”

(LĐTĐ) Những ngày này, miền Bắc đang ở thời điểm nắng nóng gay gắt, nhiều người dân tại Nam Định đã tìm đến các bãi biển để “giải nhiệt”. Lượng người đến ngày càng đông khi trùng vào thời điểm ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

Đi bơi ở sông Hồng, 2 học sinh lớp 11 đuối nước

(LĐTĐ) Một nhóm học sinh gồm 5 em, chủ yếu sinh năm 2007, đã rủ nhau trốn bố mẹ ra bờ sông Hồng dưới chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên, để bơi lội. Do các em thiếu kỹ năng cộng thêm thời tiết nắng gay gắt nên đã khiến 2 em bị đuối nước...
Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

Trung tâm thương mại, công viên nước đông kín người dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, thời tiết nắng nóng tại Hà Nội khiến các không gian vui chơi ngoài trời khá vắng vẻ. Người dân Thủ đô lựa chọn các khu vui chơi trong trung tâm thương mại có điều hòa mát mẻ, hoặc đến Công viên nước Hồ Tây tham gia các trò chơi giải nhiệt với nước...
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
Chuyện tình yêu qua chiến tranh

Chuyện tình yêu qua chiến tranh

(LĐTĐ) Trước khi đến với người chồng hiện tại, bà Vũ Thị Lui (tên thường gọi là Vũ Lưu Liên), sinh năm 1946, trú tại phường Hà Cầu, quận Hà Đông, Hà Nội, từng có một mối tình đẹp, vượt qua mưa bom, bão đạn với liệt sĩ Trần Mình Tiến. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, kể từ khi người yêu hy sinh, bà Liên luôn trân trọng và nâng niu từng bức thư, kỷ vật của người lính Cụ Hồ.
Xem thêm
Phiên bản di động