Độc đáo nghề dạy chim hót bằng "công nghệ số"

LĐTĐ -Nuôi chim cảnh đã khó, dạy chim hót hay còn khó hơn gấp vạn lần. Vì thế, biến việc nuôi dạy chim thành một nghề vừa đem lại thu nhập cao, vừa thỏa mãn với thú chơi tao nhã là chuyện không hề đơn giản. Thế nhưng, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Phúc (28 tuổi) trú tại thôn Hiệu Chân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã áp dụng công nghệ số dạy chim hót, kiếm tiền tỷ.

“Số hóa” giọng hót của chim

Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2009, chỉ với 30 đôi chim cu gáy, cùng với 100 cặp bồ câu giống được mua bằng chính số tiền mà mình đã dành dụm được. Ban đầu công việc của anh gặp không ít khó khăn, từ vốn cho đến kinh nghiệm chăm sóc. Thời điểm ấy anh Phúc đã từng suy nghĩ: “Có lẽ đây sẽ là một phép thử tương lai cho mình, vì thế không được phép thất bại”. Kinh nghiệm, kỹ thuật, thường là những khó khăn cho những người mới vào nghề. Tuy nhiên với Phúc còn có một khó khăn khác nữa, đó là sự phản đối của gia đình, về hướng đi của anh. Bởi trước đó, gia đình và người dân trong thôn luôn xem Nguyễn Văn Phúc là tấm gương hiếu học để lấy đó làm gương dạy con cái mình. Đặc biệt, với tấm bằng kỹ sư Công nghệ thông tin sau khi đi du học ở Nga trở về, cùng với thu nhập ổn định từ một công ty nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam, Phúc trở thành hình mẫu của cả làng. Do đó không ai có thể chấp nhận anh lập nghiệp bằng nghề nuôi chim.

Anh Nguyễn Văn Phúc bên trang trại nuôi chim của mình

“Tôi được mọi người kỳ vọng rất nhiều, vì thế khi quyết định rẽ sang một con đường mới, tôi gặp phải sự phản đối không nhỏ. Tuy nhiên, đã quyết tâm thì phải làm, mà đã làm phải làm cho bằng được. Một phần chứng minh cho gia đình và bà con trong xóm hiểu được cái đam mê, cũng như cách làm, cách kiếm tiền mới của mình. Một phần cũng là để thỏa nỗi đam mê với tiếng hót của những chú chim cu gáy, chính những tiếng hót ấy đã làm thay đổi suy nghĩ và kiếm tiền của tôi”, anh Phúc bộc bạch.

Theo tâm sự của Phúc, thời gian đầu lập nghiệp anh lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Đặc biệt là cuối năm 2009, khi đợt dịch gia cầm càn quét qua làng, những chú chim giống gần như chết sạch. Mất trắng, nhưng anh không hề nản chí, vay mượn tiền bạn bè, rồi mày mò tìm kiếm các kỹ thuật nuôi... và định hướng rõ ràng cho công việc và đam mê của mình. Nghĩ là làm, một mặt Phúc tăng cường trau dồi kỹ thuật, tìm kiếm các giống chim mới, đặc biệt là bồ câu, loại chim có giá trị cao về mặt thương phẩm. Mặt khác Phúc sưu tầm chim cu gáy ở khắp nơi, vừa để thỏa sở thích đam mê, vừa để tìm ra những giống chim quý và biến nó thành một “sản phẩm” kinh doanh thu nhập cao.

Phúc tâm sự: “Tôi phát hiện ra giá trị rất lớn của chim cu gáy từ chính tiếng hót của nó, vì vậy tôi đã có một quyết định khá táo bạo, đó là “luyện thanh” cho những chú chim mà tôi đang sở hữu. Và tôi dùng chính những kiến thức mà mình đã được học để áp dụng vào việc dạy chim hót, kiến thức từ công nghệ số”. Theo anh Phúc, việc khó khăn nhất vẫn là khâu lựa chọn giống. Tiếp đến, là tìm kiếm âm sắc của chim cu gáy, bởi chim cu gáy thường có nhiều âm sắc khác nhau. Để có được một con chim cu gáy tốt, thì giọng của nó phải là giọng “thổ đồng, thổ gầm, thổ dền” ”(giọng trầm ấm, độ ngân, độ rung dài – pv) đó là những loại âm sắc rất được người chơi chim ưa chuộng. Ngoài ra, việc chọn lựa hình dáng chim cu cũng rất quan trọng, với dáng mỏ giang, cườm dày, đầu xanh, pháo xám, thân hình bắp bi… thường có giá rất cao. Tuy nhiên, vì đặc tính của chim cu gáy nhút nhát, nên  anh chọn thời điểm thật yên tĩnh mới bắt đầu công việc huấn luyện của mình.

Những chú chim đang vào mùa sinh sản được nuôi nhốt riêng biệt

Trước mỗi lần dạy, Phúc thường lên mạng tìm kiếm giọng hót hay của những con chim cu gáy, sau đó anh phân loại các giọng hót đó. Theo Phúc chia sẻ, các giọng hót của chim cu gáy mà Phúc thường tìm trên mạng ngoài ba đặc điểm về âm như “thổ đồng, thổ gầm, thổ dền, thì giọng chim cu gáy liều bổ ba là khó tìm nhất, vì giọng này rất ít, giai điệu của nó thường là: Cúc cú cu, cu cu cu… Thông thường, chim cu gáy có 5 giọng chính, đó là giọng trơn, giọng một, giọng hai, giọng ba, và giọng lắp (giọng lắp thường là những con chim cu gáy bị loại). Dựa vào những tiêu chí ấy, Phúc thường tải từng giọng về và huấn luyện chim. Với những chú chim non, anh sẽ cho chúng nghe những giai điệu đầu tiên để “mở giọng”, đó là giọng trơn, sau đó chúng sẽ được nghe những giọng khác vào những tháng tiếp theo, tùy vào khả năng “thẩm âm” của từng con. Để giọng hót của chim cu không bị “tạp”, Phúc thường nhốt riêng từng loại  và cho chúng nghe tiếng hót của những chú chim “máy tính” khác nhau.

“Những chú chim non mới tập gáy, tôi thường chỉ cho chúng nghe giọng hót vào buổi sáng. Những con già hơn chút sẽ tùy vào từng thời gian, trưa, chiều hoặc tối để nghe những giai điệu bổ sung. Còn về phần gù, đầu chim cu mổ mỗi khi gáy, tôi thường dùng cử chỉ bằng tay để huấn luyện. Ngoài việc nhốt riêng, tìm các loại tiếng hót phù hợp với chất giọng, hình dáng từng con. Tôi còn phải bổ trợ cả chế độ ăn riêng cho chúng. Có nhiều con sẽ ăn thêm hoa quả, vừa ăn vừa luyện thanh. Nhưng cũng có con phải dạy xong tôi mới cho chúng ăn. Đây như một là một phần thưởng cho sự luyện tập chăm chỉ và để “dụ” chúng hót. Để mỗi một con chim có được giọng hót hay, ổn định phải mất ít nhất là một năm huấn luyện trở lên”, anh Phúc chia sẻ.

Làm giàu từ chim

Từ niềm đam mê với chim cảnh, cùng với sự quyết đoán trong việc thay đổi công việc, tư duy kinh doanh. Cũng như không ngừng học hỏi, trao dồi kỹ thuật chăm sóc, cũng như việc áp dụng công nghệ thông tin chăm sóc và nuôi dạy chim. Nguyễn Văn Phúc giờ đây đã trở thành một cái tên khá “hót” trong giới chơi chim ở Hà Nội. Trước đây, anh từng là một hình mẫu về sự hiếu học, thì giờ đây chàng trai trẻ đã trở thành tấm gương điển thành đạt trong kinh doanh. Hiện tại, anh Phúc có hai trang trại, một mới mở ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên với diện tích gần 3000 m2. Trong đó, số lượng chim cu gáy có gần 300 đôi, chim bồ câu có số lượng lớn hơn với 3000 đôi, riêng chim bồ câu, hiện tại anh Phúc đang nuôi rất nhiều loại, từ bồ câu Mỹ, Pháp, Việt Nam, Australia… và đó đều là những giống tốt mang lại giá trị kinh tế cao.

Không chỉ gặp khó khăn trong việc “luyện thanh” cho chim cu gáy, mà đối với việc chăm sóc, chế độ ăn uống cũng là một khâu đặc biệt quan trọng. Anh Phúc chia sẻ, với thức ăn chính dành cho chim cu và chim bồ câu vẫn là thóc, hạt kê, đỗ xanh, vừng, cát sỏi, muối khoáng. Đặc biệt, việc phân thuốc chống bệnh phải được thực hiện phun 2 lần 1 tuần. Ngoài ra, khó khăn nhất vẫn là nuôi chim sinh sản, vì thế, việc tách đàn và chăm sóc riêng những con chim sinh sản, chim non cần phải có khu vực tuyệt đối yên tĩnh.

Theo chúng tôi tìm hiểu, mỗi đôi chim bồ câu giống của Mỹ, hay Pháp thường có giá khoảng 500.000 – 600.000 đồng, chim cu gáy ta giống có giá 600.000 – 900.000 đồng. Còn đối với chim cu gáy đã biết hót, thì tùy từng con, và tùy từng chất giọng mà có giá trị khác nhau. Tuy nhiên, anh Phúc cho biết, có rất nhiều con cu gáy có giọng tốt được anh bán với giá gần 20 triệu đồng/1 con. Mỗi tháng, anh Phúc cung cấp cho thị trường khoảng hơn 1000 đôi bồ câu thịt, và bồ câu giống. Cùng với gần 200 đôi  cu gáy giống, 150 đôi bồ câu Mỹ, Pháp. Qua đó mang về thu nhập một tháng cho anh Phúc hơn 200 triệu đồng. Đó quả là một con số ấn tượng, từ chính sự thay đổi trong suy nghĩ đã tạo ra cách làm giàu hiệu quả cho một người thanh niên trẻ. “Tôi rất muốn chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ thuật cùng phương thức kinh doanh cho nhiều bạn trẻ khác, nếu như họ đam mê và có quyết tâm cao, anh Phúc tâm sự.

Tuấn Trung

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động