Doanh nghiệp và người lao động cần được hỗ trợ
Phát triển “công nghiệp không khói”: Nhiều chính sách kích cầu | |
Xử lý vấn nạn kinh doanh, buôn bán phụ gia thực phẩm giả: Chế tài đủ mức răn đe | |
Những rủi ro đối với lao động nữ khi XKLĐ |
Với 3 chương, 13 điều, Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chủ sử dụng phải tạo điều kiện để LĐ nữ được cải thiện điều kiện làm việc như: Phải đảm bảo có đủ buồng tắm, buồng vệ sinh tại nơi làm việc; khuyến khích áp dụng chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt; được hưởng các điều kiện chăm sóc sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa phụ sản. Trong thời gian “đến tháng” được nghỉ 30 phút/ngày, tối thiểu 3 ngày/tháng; thời gian nghỉ hưởng nguyên lương. LĐ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút/ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi; thời gian nghỉ hưởng nguyên lương... Chủ sử dụng LĐ phải xây dựng phương án và kế hoạch để hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo hoặc hỗ trợ một phần chi phí gửi trẻ cho LĐ nữ có con nhỏ hoặc tiền hoặc hiện vật theo thỏa thuận giữa hai bên. Nghị định cũng khuyến khích chủ sử dụng LĐ lắp đặt phòng vắt, trữ sữa cho LĐ nữ có con nhỏ để họ vừa có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản trở lại nơi làm việc. Những doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách này được giảm thuế, khấu trừ chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp, cho thuê đất…
LĐ nữ rất cần được hỗ trợ trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Ảnh minh họa |
Quy định là vậy, nhưng hiện còn nhiều lao động nữ không biết đến chính sách mà mình được hưởng, thậm chí có biết cũng ngại hoặc không muốn thực hiện. Nguyễn Thị Thu - nữ công nhân đang làm việc tại một công ty may mặc - cho biết: “Tôi không biết quy định lao động nữ được nghỉ 30 phút/ngày khi gặp ngày “đèn đỏ”. Mà nếu biết có quy định này tôi cũng không dám đòi quyền lợi, bởi đây là chuyện tế nhị, nhất là khi làm việc theo dây chuyền. Ngoài ra, chúng tôi làm khoán sản phẩm, nên ai cũng tranh thủ thời gian làm việc”.
Còn chị Phạm Hải Anh - đang công tác trong ngành thương mại - cũng chia sẻ, biết luật quy định những công nhân đang nuôi con nhỏ như chị được nghỉ thêm 60 phút cho con bú, nhưng hiện công ty có nhiều phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà không thấy ai được nghỉ thêm giờ mỗi ngày. Chị cũng không thấy lãnh đạo công ty thông báo việc này nên không dám nghỉ.
Bên cạnh việc LĐ nữ còn e ngại chưa thực hiện hoặc DN cố tình lờ đi, thì theo bà Trần Thị Lan Anh - đại diện Văn phòng Giới sử dụng Lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - có một số quy định trong Nghị định chưa phù hợp như việc bắt buộc xây nhà tắm. Đã có rất nhiều DN sản xuất công nghiệp nhẹ có xây dựng nhà tắm với trang thiết bị hiện đại, nhưng “bỏ hoang” vì công nhân không có nhu cầu. Vì thế, cần phải làm rõ việc xây dựng nhà tắm thực sự cần thiết cho một số nhóm DN trong lĩnh vực nào chứ không nên bắt buộc.
Với quy định khuyến khích người sử dụng LĐ tạo điều kiện để LĐ nữ nuôi con từ 12 tháng trở lên được vắt, lưu trữ sữa mẹ tại nơi làm việc, đại diện một số DN cho rằng, bố trí thời gian để chị em nghỉ vắt sữa cũng không phải là khó, nhưng việc bỏ kinh phí để lắp đặt cabin vắt sữa có trị giá từ 800 – 1.200 USD/cabin lại là cả một vấn đề.
Tương tự như vậy, hỗ trợ chi phí gửi trẻ cho công nhân có con nhỏ và khuyến khích xây nhà trẻ, mẫu giáo là quy định cần thiết, đáp ứng bức thiết của nữ công nhân hiện nay. Nhưng xây dựng nhà trẻ gần KCN cần chi phí lớn, bản thân nhiều DN muốn đóng góp xây dựng, nhưng khả năng tài chính không cho phép. Vì vậy, DN này cho rằng họ cần có sự tiếp sức từ Nhà nước và xã hội để cùng thực hiện.
Ngoài ra, có doanh nghiệp cho rằng, pháp luật có nhiều chính sách ưu đãi dành cho DN có nhiều lao động nữ như giảm thuế thu nhập DN, không tính thuế khi chi các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ…, nhưng, để được hưởng những những ưu đãi này, DN phải làm rất nhiều giấy tờ xác nhận và thời gian thực hiện rất lâu, trong khi đó, số tiền được giảm thuế không bù đắp được các chi phí khi áp dụng các ưu đãi dành cho LĐ nữ.
Bên cạnh cần sự hỗ trợ của Nhà nước đối với DN sử dụng đông lao động nữ và DN cần thực hiện nghiêm túc quy định, thì để những chính sách đi vào cuộc sống cần cả từ phía người lao động. Cụ thể, khi ký hợp đồng lao động, người lao động cần thỏa thuận trước với các DN để đưa các chính sách ưu tiên dành cho mình được pháp luật quy định vào bản thỏa ước lao động tập thể để DN căn cứ thực hiện. Mặt khác, người lao động cần tìm hiểu các chính sách pháp luật dành cho mình để yêu cầu chủ DN thực hiện. Bên cạnh đó, LĐ nữ cũng cần được tổ chức công đoàn hỗ trợ trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động để có điều kiện nắm vững luật.
Trần Vũ
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31