Những rủi ro đối với lao động nữ khi XKLĐ
Cần giải pháp để đưa người lao động hồi hương | |
Báo động tình trạng lừa xuất khẩu lao động | |
Tăng cường quản lý lao động sang làm việc tại Đài Loan | |
Xuất khẩu lao động: Ít giáo dục, ít có cơ hội |
Trong thời buổi hội nhập kinh tế như hiện nay, nhiều lao động nữ đã tham gia xuất khẩu lao động sang các nước phát triển, với mong muốn có thu nhập cao để tiết kiệm và gửi tiền về cho gia đình. Theo thống kê hiện Việt Nam có khoảng 500.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, (phụ nữ chiếm 30-35%), chủ yếu là: Giúp việc gia đình; y tá, điều dưỡng; nhân viên khách sạn,...
Ảnh minh họa |
Nhưng trên thực tế khi làm việc ở nước ngoài, lao động nữ đã phải đối mặt với không ít những rủi ro, nguy hiểm rình rập như bị quấy rối tình dục, ngược đãi hoặc phải sống trong những điều kiện lao động tồi tàn, bị lạm dụng sức lao động và thân thể. Nhiều lao động khi trở về nước kể cho tôi nghe rằng họ phải làm việc tới 15-16 giờ/ngày. Bên cạnh đó, chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Diệu Hồng cho biết, có khoảng 10% số lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài bị lạm dụng tình dục.
Để hạn chế những rủi ro có thể gặp phải thì lao động nữ nên sống thành quần thể, giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau. Ngoài ra, cần phải có kiến thức ngoại ngữ thành thạo, am hiểu luật pháp để khi cần có thể giao tiếp và yêu cầu cơ quan sở tại hỗ trợ.
Pháp luật hiện hành quy định về hợp đồng liên quan đến hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài khá đầy đủ, nhưng lại chưa thể hiện được nguyên tắc bình đẳng giới, đồng thời còn thiếu nhiều các biện pháp bảo đảm quyền của lao động nữ, chưa có văn bản nghiêm cấm phân biệt đối xử với lao động nữ.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải chú trọng hơn đến đối tượng lao động là nữ giới. Trước khi xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần tư vấn cho lao động nữ về vấn đề nhạy cảm giới và đào tạo, nâng cao kỹ năng tay nghề cho người lao động để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của nước bạn.
Đối với lĩnh vực giúp việc gia đình, y tá, hộ lý cần lựa chọn những đối tác có kinh nghiệm, có uy tín để thực hiện hợp đồng đối với lao động nữ.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thông tin, số liệu và tình hình về lao động nữ cho cơ quan ngoại giao. Doanh nghiệp phải cung cấp địa chỉ, số điện thoại của Ban Quản lý lao động và cơ quan ngoại giao để lao động nữ có thể liên lạc và đề nghị hỗ trợ khi cần.
Nguyễn Hương (tổng hợp)
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025
Việc làm 15/12/2024 18:52
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03