Doanh nghiệp có thể bị phạt những lỗi... không ngờ!
Một đợt kiểm tra về công tác ATVSLĐ và phòng, chống cháy nổ trong các doanh nghiệp, đơn vị của đoàn kiểm tra liên ngành do Sở LĐTBXH Hà Nội chủ trì đang tiến hành trên địa bàn Thành phố cho thấy: Nhiều chủ sử dụng lao động cảm thấy “bất ngờ” khi được đoàn thanh tra thông báo có những quy định về ATVSLĐ mà đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc theo quy định của pháp luật đều có thể bị xử phạt hành chính với số tiền lên tới hàng chục triệu đồng.
Theo bà Phương Liên - Phó Phòng An toàn lao động (Sở LĐTBXH Hà Nội), mặc dù Luật ATVSLĐ (gồm 7 chương với 93 điều) đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến lĩnh vực này, nhưng qua thực tế kiểm tra, chúng tôi thấy các DN vẫn để xảy ra nhiều sai sót, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Ngoài việc nhắc nhở, tư vấn cho các đơn vị để đảm bảo an toàn lao động, chúng tôi cũng buộc phải tiến hành xử phạt hành chính một số đơn vị vi phạm những lỗi do cố ý chủ quan của người sử dụng lao động hay cố tình tái phạm dù đã được nhắc nhở trước đó, nhằm để bảo đảm tính nghiêm minh của luật.
Nếu không có biển báo về nội quy an toàn lao động treo tại nơi làm việc dễ thấy, dễ đọc cũng có thể bị xử phạt lên tới 10 triệu đồng |
Cụ thể, theo bà Phương Liên, theo Nghị định 4756/VBHN - BLĐ TBXH quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có những lỗi mà doanh nghiệp tưởng “đơn giản”, nhưng lại có thể bị xử phạt bằng tiền lên đến cả chục triệu đồng. Cụ thể, trong quá trình đi kiểm tra, chúng tôi thấy phổ biến các DN mắc một số lỗi như sau:
Theo Điều 16 của Nghị định 4756, trường hợp chủ sử dụng lao động không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (cụ thể là ý kiến của Công đoàn) khi xây dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm ATVSLĐ hằng năm; không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; không cử người làm công tác ATVSLĐ; không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng.
Còn mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: Không có bảng chỉ dẫn về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định; không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng.
Mức phạt trên cũng dành cho DN nếu không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định; không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định; không lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; không bảo đảm điều kiện ATVSLĐ đối với nhà xưởng, máy móc vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo quy định…
Đáng chú ý, người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc độc hại, nguy hiểm không đúng mức theo quy định; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật thì theo Điều 17 của Nghị định 4756 cũng sẽ bị phạt theo các mức từ 3 triệu đến 5 triệu đồng…
Thái Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31