Do ngạt khí và sử dụng ma túy đá

LĐTĐ -Khoảng 14h30 chiều 26/3, người dân khu dân cư Thái Học 3, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh, Hải Dương bàng hoàng phát hiện trong phòng kín thuộc khu nhà nghỉ bỏ hoang xác một người đàn ông cùng 2 người phụ nữ trong tình trạng không mảnh vải che thân…

Nhà nghỉ bỏ hoang, nơi xảy ra vụ việc

Hậu quả của thác loạn

Khám nghiệm hiện trường, CQĐT phát hiện nhiều dụng cụ hỗ trợ quan hệ tình dục, ma túy đá vương vãi khắp nơi, một máy phát điện, cùng một xe máy nhãn hiệu AirBlade đã hết xăng. Đồ đạc trong phòng không có sự đảo lộn, người nam giới vẫn đang trong trạng thái ôm chặt một người phụ nữ. Trong khi cô gái còn lại nằm cạnh đó khoảng nửa mét. Tên tuổi các nạn nhân bước đầu được cơ quan công an làm rõ gồm: Hoàng Hữu Phương (SN 1978, trú tại phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, Hải Dương); Vũ Thị Hạnh (SN 1980, trú tại quận Lê Chân, Hải Phòng); Nguyễn Thị Ngọc (SN 1980, trú tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng). Nguyên nhân dẫn tới cái chết của 3 nạn nhân nói trên bước đầu được làm rõ.

Theo đó, Nguyễn Thị Ngọc và Vũ Thị Hạnh vốn là bạn thân với nhau. Thông qua các mối quan hệ xã hội. Ngọc và Hạnh có quen biết với Phương. Ngày 24/3, Phương gọi điện rủ hai cô bạn từ Hải Phòng lên chơi. Gặp nhau ở thị xã Chí Linh, cả 3 người tới nhà nghỉ P&T Plaza, khu Mít Sắt, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh. Do đã ngừng hoạt động và bỏ hoang gần nửa năm nên nhà nghỉ đã bị cắt điện, đồ đạc cũng hỏng. Phương đi thuê một máy phát điện rồi mang vào phòng kín, bật nhạc để 3 người sử dụng ma túy đá, thác loạn. Khi máy phát điện hết xăng, Phương dắt xe máy của hai cô bạn mang vào phòng kín chạy nổ để tiếp tục vui chơi. Do phòng kín, hệ thống quạt thông gió lại bị hỏng, không có sự lưu thông không khí nên sau khi thác loạn nhiều giờ cả 3 đối tượng đều mê mệt, lại hít phải khí độc xả ra từ xe máy khiến cả 3 tử vong. Ngoài việc chơi thuốc, ngạt khí, trước khi chết các đối tượng đã có quan hệ tình dục

Vết trượt

Tìm về phường Cộng Hòa, thị xã Chí Linh, trong một ngày mưa nặng hạt, không khí tang thương như bao trùm khắp ngôi nhà của gia đình Phương. Một người dân địa phương cho biết: Vụ việc trên quả thực đã gây bàng hoàng dư luận vùng quê vốn yên bình này. Bố mẹ Phương vốn sinh hạ được 2 người con (1 trai, 1 gái) Phương là thứ hai trong gia đình, còn chị gái của Phương đã đi xuất khẩu lao động. Bố mẹ Phương trước đây từng làm công nhân tại nhà máy gạch của thị xã Chí Linh. Phương từng làm lái xe tại một công ty khai thác than dưới Quảng Ninh, thu nhập khá ổn định. Vốn lanh lợi, biết chớp cơ hội làm ăn nên Phương được nhiều người quý mến. Có thời điểm Phương đã bỏ vốn đầu tư hẳn một dàn xe tải để vận chuyển than.

Tuy kiếm được tiền, nhưng độ chơi của Phương cũng khiến mọi người khiếp sợ. Bị bạn bè rủ rê, Phương mải chơi, rồi dính vào những tệ nạn xấu như rượu chè, cờ bạc thậm chí là nghiện ngập. Miệng ăn núi lở, số tiền kiếm ra không đủ cho Phương tiêu pha dẫn tới phá sản. Nghe lời của bố mẹ, Phương từ bỏ mảnh đất Quảng Ninh trở về Hải Dương để làm ăn. Từ khi về ở cùng bố mẹ, tính cách của Phương cũng dần thay đổi. Sống khá kín đáo và lễ phép với hàng xóm láng giềng. Năm 2009, Phương lấy một cô gái xinh đẹp tại địa phương kém mình tới 10 tuổi. Hạnh phúc của vợ chồng Phương càng nhân lên khi đứa con trai đầu lòng ra đời. Vốn mang trong mình máu kinh doanh, Phương vay mượn rồi hùn vốn với bạn bè mua xe tải để vận chuyển đất sét làm gạch. Kinh tế của vợ chồng Phương lại khá giả. Vợ Phương hiện đang làm kế toán tại một công ty trên địa bàn thị xã Chí Linh. Cái chết bất ngờ của Phương khiến cho vợ suy sụp hoàn toàn. Hiện vợ Phương đang mang thai được 5 tháng.

Tối 26/3, anh Thanh chồng nạn nhân Vũ Thị Hạnh nhận được thông tin từ  CATX Chí Linh báo rằng vợ anh đã chết trong một nhà nghỉ. Sau giây phút chết đứng người, anh Thanh đã tới Hải Dương nhận thi thể vợ về quê an táng. Được biết, vợ chồng anh Thanh hiện có 1 con gái 3 tuổi. Anh đang là giáo viên dạy nhạc tại một trường gần nhà thuộc quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Cuộc sống của vợ chồng anh Thanh vốn không được yên ấm, hạnh phúc như vẻ bề ngoài. Khi còn sống, Hạnh chuyên nghề ghi lô đề, cờ bạc. Ngoài ra Hạnh cũng chẳng xem chồng mình ra gì.

Bình Minh

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động