Diện mạo Thủ đô ngày càng khang trang
Diện mạo Thủ đô ngày càng khởi sắc | |
Diện mạo Thủ đô đổi thay từng ngày | |
Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô |
Ngày 20/10/2017, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nghe báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết, trong đó, đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những hạn chế, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp thực hiện Nghị quyết trong thời gian tới.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị diện mạo Thủ đô Hà Nội ngày càng khang trang. Ảnh:NC |
Sau đó, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 22-KL/TW ngày 07/11/2017 về thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020.
Theo đó, Bộ Chính trị khẳng định, 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, với nhiều cách làm sáng tạo và quyết liệt, đã nghiêm túc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Kinh tế Thủ đô tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá cao, GRDP bình quân đầu người năm 2016 đạt gấp 1,7 lần so với năm 2011. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng vốn đầu tư xã hội hóa giai đoạn 2011 - 2016 gấp hơn 2 lần giai đoạn 2006 - 2010. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao; hằng năm thành lập mới hàng chục nghìn doanh nghiệp. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2016 đạt trên 940 nghìn tỷ đồng.
Diện mạo Thủ đô có nhiều thay đổi, ngày càng khang trang. Nhiều công trình, dự án kinh tế, xã hội quy mô lớn, hiện đại đã được hoàn thành. Công tác quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông, trật tự, kỷ cương đô thị được tăng cường. Nếp sống văn minh đô thị có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, Bộ Chính trị đã chỉ ra 6 điểm còn hạn chế, đó là kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhất là phát triển kinh tế tri thức và ứng dụng công nghệ cao; tăng trưởng kinh tế chưa thực sự ổn định, bền vững; chất lượng tăng trưởng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội thành còn chậm so với yêu cầu. Quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, quản lý đất đai, trật tự, an toàn giao thông còn một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn…
Thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu Thành ủy Hà Nội, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tỉnh, thành ủy có liên quan tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội cần nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò đầu não, đặc biệt quan trọng của Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị.
Coi đây là sức mạnh, động lực tinh thần to lớn để phát triển tầm vóc Thủ đô trong thời gian tới... Đặc biệt, Bộ Chính trị yêu cầu Đảng bộ Hà Nội chú trọng thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của TP trong sạch, vững mạnh.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy tính tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; kiên quyết phòng, chống, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các biểu hiện tiêu cực khác trong cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.... củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ.
Bộ Chính trị cũng đồng ý với 5 nhóm nội dung kiến nghị, đề xuất của Thành ủy Hà Nội, giao Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc sửa đổi một số luật có liên quan và bố trí kinh phí hỗ trợ để TP Hà Nội thực hiện các dự án trọng điểm, quan trọng trên địa bàn.
Giao Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo sửa đổi một số nghị định có liên quan; xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù; ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc; phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng nghề; Quy chế, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành trong vùng Thủ đô; tăng cường phân cấp hoặc ủy quyền cho thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch và các dự án đầu tư, phê duyệt đề án vị trí việc làm.
Bộ Chính trị đồng tình để TP Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trong khu vực các quận; tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật. Bộ Chính trị tiến hành tổng kết Nghị quyết số 11 vào cuối năm 2020.
Hoàng Phúc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Tin khác
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59