Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019: Đánh giá nền kinh tế hiện tại và trung hạn

Diễn ra từ 16-17/1, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019 sẽ đưa ra những đánh giá, nhận định về nền kinh tế Việt Nam hiện tại và triển vọng trong trung hạn, nhất là những cơ hội, khó khăn, thách thức để từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất chính sách có giá trị khoa học và thực tiễn.
dien dan kinh te viet nam 2019 danh gia nen kinh te hien tai va trung han Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Điều hành WEF
dien dan kinh te viet nam 2019 danh gia nen kinh te hien tai va trung han Chính thức khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới ASEAN 2018

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam thường niên thu hút sự quan tâm của xã hội, đồng thời là nơi hội tụ trí tuệ, giao lưu, chia sẻ, học hỏi và kết nối của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước về các vấn đề kinh tế.

dien dan kinh te viet nam 2019 danh gia nen kinh te hien tai va trung han
Diễn đàn Kinh tế 2019 bàn luận nhiều vấn đề nóng.

Năm nay là lần thứ ba Diễn đàn được tổ chức. Trải qua hai kỳ Diễn đàn lần thứ nhất (6/2017) và lần thứ hai (1/2018), Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ngày càng mở rộng về mặt quy mô, số lượng diễn giả, khách mời tham dự và nâng tầm về chất lượng thảo luận, đặc biệt với sự xuất hiện của các phiên Đối thoại chính sách cấp cao với sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, đại diện cấp quốc gia của các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ ba dự kiến thu hút khoảng 2.000 đại biểu tham gia các phiên Hội thảo chuyên đề và Đối thoại chính sách.

Năm 2018 Việt Nam đã đạt nhiều tựu phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực như: Hoàn thành toàn bộ 12 chỉ tiêu kế hoạch, trong đó có 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, chỉ số lạm phát (CPI) được kiểm soát ở mức 3,54%, xuất siêu đạt kỷ lục (hơn 7 tỷ USD).

Tăng trưởng GDP đạt 7,08% vượt chỉ tiêu 6,7%; năng suất lao động và hiệu quả của nền kinh tế tăng lên; quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân được nâng cao. Ba đột phá chiến lược đạt kết quả thực chất hơn; cơ cấu lại nền kinh tế có chuyển biến rõ nét.

Năm 2019 và trong trung hạn, tình hình thế giới, khu vực được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp; nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại và đầu tư toàn cầu có xu hướng chậm lại, rủi ro tài chính gia tăng. Do đó, bên cạnh những thời cơ, các yếu tố thuận lợi nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt không ít những khó khăn, thách thức từ bên ngoài như cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại giữa các nước lớn, thị trường tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, diễn biến khó lường...

Để có cái nhìn tổng quan, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 sẽ bao gồm chuỗi các sự kiện: Phiên tổng thể và đối thoại chính sách cấp cao với chủ đề “Kinh tế Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019 – Củng cố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững” (chiều ngày 17/1/2019) với sự tham dự, phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phát biểu khai mạc của Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình. Đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam cùng ông John Kerry, Cựu Ngoại trưởng Mỹ, Chủ tịch danh dự Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie cũng sẽ tham dự đối thoại.

Ngoài ra, trước khi đi vào các thảo luận chung giữa đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và các chuyên gia cao cấp, đại diện lãnh đạo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông và các giám đốc quốc gia của WB, ADB tại Việt Nam sẽ có các bài trình bày quan trọng về kinh tế Việt Nam năm 2018, triển vọng năm 2019 và một số khuyến nghị về phát triển kinh tế trong trung hạn; định hướng phát triển nền kinh tế số trở thành động lực tăng trưởng mới của Việt Nam; xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI trong tình hình mới và tăng cường cạnh tranh, liên kết doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam.

Sự kiện thứ hai là Hội thảo chuyên đề “Quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” (2 ngày 16-17/1/2019) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với IMF tổ chức với sự tham dự của các chuyên gia cao cấp đến từ một số bộ, ngành của Việt Nam, các cơ quan quản lý của các nước trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia...), các tổ chức quốc tế đa phương (IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC)...

Tại Hội thảo này, các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các cơ quan quản lý của các nước trong khu vực và các chuyên gia của các tổ chức quốc tế chia sẻ những thông lệ, chuẩn mực quốc tế và bài học kinh nghiệm tốt của quốc gia về cải cách và phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là quản trị và huy động vốn.

Đây là cơ hội rất tốt để các chuyên gia của các nước xem xét, đánh giá thực trạng và xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng; tiếp cận đổi mới thể chế quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển.

Sự kiện thứ ba là Hội thảo chuyên đề “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và củng cố an ninh năng lượng đảm bảo phát triển bền vững” (sáng ngày 17/1/2019) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành Trung ương, các tổ chức USAID, IFC, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ, các tập đoàn công nghiệp ABB và GE tổ chức.

Bên lề Hội thảo, có tổ chức triển lãm chuyên đề “Công nghệ năng lượng hướng tới phát triển bền vững” với 10 đại diện doanh nghiệp tiêu biểu trong các lĩnh vực điện than, điện khí, điện gió, điện mặt trời, lưới điện thông minh và sử dụng năng lượng hiệu quả hay ứng dụng IoT và AI trong phát triển công nghiệp năng lượng như như EVN, Siemens, ABB, SolarBK, TokyoGas, Intel, CocaCola…

Thứ tư là Hội thảo chuyên đề “Định hướng phát triển nền kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam” (sáng ngày 17/1/2019) do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với một số bộ, ngành Trung ương và cơ quan, tổ chức ở trong nước và ngoài nước tổ chức.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019 dự kiến sẽ đưa ra những đánh giá, nhận định về nền kinh tế Việt Nam hiện tại và triển vọng trong trung hạn, nhất là những cơ hội, khó khăn, thách thức cùng với các kiến nghị, đề xuất chính sách có giá trị khoa học và thực tiễn để làm cơ sở cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam xem xét trong quá trình hoàn thiện thể chế và lãnh đạo, điều hành nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, sáng tạo.

Theo Huy Thắng/ baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.
Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

Infographic: Trên 62.500 lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi ” năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” tiếp tục được các cấp Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai hiệu quả và đã đạt được những kết quả ấn tượng.
Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

Lấy ý kiến dự thảo quy định tiêu chuẩn chức danh, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội: Luôn chú trọng chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn ngành Y tế Hà Nội luôn chú trọng công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc ho gà

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn Thành phố có thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Xem thêm
Phiên bản di động