Đi tìm “nhu cầu” thực của khán giả khi đến rạp
'Tấm Cám' cháy vé, thu 22 tỉ đồng sau 3 ngày công chiếu | |
Diễn viên trẻ: Liều lĩnh để tìm cơ hội | |
Fan phấn khích với trích đoạn “Quẩy cùng Alvin” | |
Phim tết chiếu rạp: Mua vui là chính |
“Kong: Đảo đầu lâu” dù hốt bạc trên toàn thế giới song lại chỉ thu hút khán giả Việt ở tuần đầu tiên (ảnh: NSX). |
Bom tấn, hài nhảm đều “chào thua”
Với một thị trường người xem phim có độ tuổi khá trẻ như Việt Nam, hầu như con số đo lường để tìm ra công thức cho một dòng phim ổn định, sẽ phát hành vào thời điểm theo mùa cũng khó có thể xác định được. Nếu như trước kia, cuộc chạy đua số lượng giữa phim nước ngoài nhập về và phim Việt chưa cao, thì sự lựa chọn có thể hình dung qua hai tiêu chí đơn giản nhất, đó là hay và dở, giải trí hay nghệ thuật.
Hàng loạt phim bom tấn quốc tế làm mưa làm gió trong các phòng chiếu tại Việt Nam, mang lại doanh thu đáng kể. Hay rất nhiều bộ phim hài nhảm “made in Việt Nam” cũng trỗi dậy, có đất sống và làm nên kỳ tích cho không ít nhà sản xuất, mang lại tín hiệu vui ít ra về mặt doanh số, lợi nhuận cho một mảng kinh doanh còn mới mẻ.
Nhưng ở hiện tại, gu xem phim của khán giả đã khác đi rất nhiều, không chỉ còn phụ thuộc vào một vài cái tên như “ông hoàng phòng vé” Thái Hòa, từng rất thành công với “Tèo em”, “Để mai tính”... hay NSƯT Hoài Linh qua loạt phim hài Tết. Vì thực tế những bộ phim gần đây, khán giả không còn “mặn mà” với phương thức xem vì thích một người, hay vì một diễn viên nào đó nữa. Cũng như xu hướng cố gắng mang cảnh nóng vào phim, rồi gắn nhãn cấm trẻ em dưới 16, rồi cả 18...của hàng loạt phim gần đây cũng không còn hiệu quả.
Dù đã làm mưa làm gió từ khi tiết lộ những cảnh quay được thực hiện tại Việt Nam, bộ phim “Kong: Đảo đầu lâu” chỉ mang lại hiệu ứng khán giả “khủng” nhất trong 1 tuần đầu công chiếu, sau đó, sức ép của hàng loạt phim được ra mắt đã giảm đi lượng khán giả quan tâm đáng kể. Như vậy, với một bộ phim đạt cả yếu tố đầu tư “khủng” quốc tế như Kong trong thời điểm hiện tại cũng không đủ sức tăng doanh thu phòng vé với khán giả Việt.
Thêm một ví dụ nữa để thấy, hiện nay gu lựa chọn của người xem là bài toán khó có lời giải nhất, chính là bộ phim “Dạ cổ hoài lang”, một tác phẩm chuyển thể từ vở kịch rất nổi tiếng. “Dạ cổ hoài lang” được trông chờ như hiện tượng phòng vé, với hai cái tên đình đám trong làng hài là Chí Tài, Hoài Linh, cùng với sự “chuyển mình” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng trong dòng phim khác hẳn phong cách của anh từ trước tới nay. Nhưng, đến hôm nay, “Dạ cổ hoài lang” gần như không còn trụ được nhiều ở các phòng vé...
Như vậy, “tuổi thọ” ra rạp của một bộ phim hiện nay chỉ gói gọn thường là 2 tuần, bất kể là phim bom tấn quốc tế hay phim Việt với nhiều thể loại khác nhau, nhiều lắm cũng là 3 tuần. Nhu cầu xem phim của khán giả được chia nhỏ rất nhiều, đến trực tiếp từng phòng chiếu mới thấy, lượng khán giả trẻ rất đông, điều này đã làm linh hoạt hơn nhu cầu giải trí phim, nhưng đồng thời, phản ánh thực tế phim chiếu rạp đang chịu nhiều sự cạnh tranh “ngầm”, đó chưa hẳn là giữa các bộ phim mà chính là lĩnh vực truyền hình đang chiếm lĩnh lượng lớn khán giả trung niên.
Công thức mới để lôi kéo khán giả
Đâu chỉ có tại Việt Nam, ngay cả thế giới đang đi tìm một công thức làm phim thực dụng hơn để mang lại hiệu quả, gần với nhu cầu khán giả thực sự. Thực dụng ở đây có nghĩa là thực tế và ứng dụng, những bộ phim được sản xuất ít nhiều mang một vấn đề, câu chuyện gắn liền với cuộc sống thực tế, những gì con người hiện đang sống quan tâm chứ không hẳn là một lời hứa hẹn cho tương lai.
Ứng dụng, chính là xem và giải trí ở mức độ vừa đủ, mức độ đầu tư kinh phí không quá cao, đủ tạo nên chất lượng cho một bộ phim. Vì sao, với một tác phẩm đình đám được yêu thích qua bao thế hệ như “Người đẹp và quái vật” vẫn bị một bộ phim hoạt hình “Nhóc trùm” vượt mặt về doanh số. Hay bộ phim “Trốn thoát” dù có kinh phí đầu tư không quá lớn vẫn có được khán giả, thành công ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Ngay chính tại trong nước, phim Việt đã tiệm cận hơn với xu hướng làm phim mới này, không đánh vào tâm lý kinh phí, giật gân, cảnh nóng, hay diễn viên. Trong mấy tuần qua, bộ phim “Lô tô” đã tạo nên hiệu ứng khán giả rất tốt, dù đây chưa hẳn là bộ phim có nguồn đầu tư lớn nhất từ trước tới nay, phim cũng không quy tụ dàn “ông hoàng, bà hoàng phòng vé”, cũng không chứa đựng cảnh nóng ngập ngụa... Nhưng lượt chiếu ở các rạp vẫn rất đều, khán giả hiện tại vẫn còn lựa chọn “Lô tô” để xem.
Đây chính là bộ phim phản ánh đúng nhu cầu khán giả hiện tại, có câu chuyện mọi người đang quan tâm, diễn viên đóng tốt, cảnh quay đẹp, đánh trúng tâm lý người xem...Và sắp tới, không ít bộ phim được đầu tư ở dạng này cũng hứa hẹn sẽ thành công, gần nhất chính là phim “Có căn nhà nằm nghe nắng mưa”.
“Có căn nhà nằm nghe nắng mưa” được bật mí là bộ phim có kinh phí không cao, nhưng đủ để đảm bảo chất lượng về hình ảnh, chất lượng phim. Dàn diễn viên ở mức lựa chọn “trung tính”, nổi bật nhất sẽ là vai diễn của NSƯT Kim Xuân, như vị trí của nghệ sỹ Hữu Châu trong phim “Lô tô” vừa qua. Điểm mấu chốt được đánh vào ở bộ phim này chính là câu chuyện mang vấn đề cuộc sống quan tâm, một câu chuyện rất đời và thực tế. Như vậy, từ nhu cầu xem phim của khán giả đã thay đổi, độ tuổi người xem được “trẻ hóa” một cách bất ngờ, nhưng đồng thời, trong chính sự trẻ hóa ấy, nảy sinh thêm nhiều cơ hội cho nhà sản xuất phim để kéo khán giả...
Sắp tới đây, khán giả yêu thích phim màn ảnh rộng sẽ tiếp tục được thưởng ngoạn nhiều tác phẩm đa dạng, từ chuyển thể, Việt hóa, hay lấy những cột mốc thời gian lùi trong quá khứ để tái hiện trong phim. Đó chính là các bộ phim như: “Sắc đẹp ngàn cân”, “Cô Ba Sài Gòn”, “Người tình”... liệu có làm nên kỳ tích mới cho phim Việt trong thời gian tới?
Theo Huyền Minh/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40