Đến Lý Sơn hành trình thú vị

(LĐTĐ) Là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm trong vùng biển Hoàng Sa, không chỉ có vị trí địa lý vô cùng quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng của đất nước – Lý Sơn còn là một trong những địa điểm vô cùng hấp dẫn mà những người yêu thích du lịch khám phá không thể bỏ qua.
den ly son hanh trinh thu vi Đưa Lý Sơn - Sa Huỳnh trở thành Công viên địa chất toàn cầu
den ly son hanh trinh thu vi Khắc họa hình ảnh đội hùng binh Hoàng Sa qua lễ khao lề thế lính
den ly son hanh trinh thu vi Kỳ cuối: Sức sống mới trên đảo tiền tiêu

Huyện Lý Sơn gồm 2 đảo: Đảo Lớn (hay còn gọi là cù lao Ré) gồm các xã An Vĩnh, An Hải và đảo Bé gồm xã An Bình cùng một hòn đảo nhỏ mang tên Mù Cu. Nơi đây có khoảng 10 loại hình di sản địa chất độc đáo, ấn tượng hơn cả là 10 miệng núi lửa kỳ vỹ và lạ mắt nằm rải rác trên đảo, trong đó có 6 miệng ở đảo Lớn, 1 miệng ở đảo Bé và 3 miệng ở ngầm dưới biển.

den ly son hanh trinh thu vi
Những hình ảnh ấn tượng ở Lý Sơn. (Ảnh: Cao Ngọc Cảnh)

Chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình khám phá Lý Sơn bằng xe máy vòng quanh đảo Lớn. Hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi bắt gặp là tầng tầng lớp lớp đá magma đen xám trên cát trắng và biển xanh thăm thẳm. Lý Sơn có cấu tạo địa chất đặc biệt do nơi đây vốn là những núi lửa đã ngừng hoạt động, lớp đá magma này được hình thành sau quá trình đông nguội dung nham núi lửa.

Một trong những chứng tích đó là hệ thống Đình, Chùa, nhà lưu niệm, bảo tàng lưu giữ những kỷ vật về hải đội Hoàng Sa. Cổng Tò Vò – một vòm đá nham thạch tự nhiên đẹp nhất Việt Nam cao khoảng 2,5m là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của những ai lần đầu đặt chân tới Lý Sơn.

den ly son hanh trinh thu vi

Từ cầu cảng chính đi vào cổng chào của Lý Sơn, rẽ trái đi men theo con đường ven biển sẽ thấy một mỏm đá nhỏ nằm sát dưới nước biển. Ngắm bình minh hay hoàng hôn ở cổng Tò Vò đều là những trải nghiệm vô cùng thú vị.

Do được tạo thành từ 5 ngọn núi lớn, vốn là 5 miệng của một núi lửa cũ, vì vậy mà cấu tạo địa chất của những ngọn núi này cũng vô cùng đặc biệt. Những vân magma hiện rõ trên từng vách núi, tạo nên những hình ảnh vô cùng kỳ thú. Đi thẳng con đường quanh các vách núi, qua những con dốc quanh co là đỉnh Thới Lới – đỉnh núi cao nhất đảo Lý Sơn.

Để tới được Lý Sơn, các bạn có thể xuống sân bay Đà Nẵng rồi bắt xe khách tới Quảng Ngãi, đi tiếp đến cảng Sa Kỳ - cảng biển bạn phải đến để lên tàu ra Lý Sơn và đi tàu cao tốc chừng 2 giờ đồng hồ là tới nơi.

Ngoài ra, sân bay Chu Lai cũng là một điểm dừng chân thích hợp. Sân bay chỉ cách cảng Sa Kỳ khoảng 50km. Trong khi đó, nếu hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng, bạn sẽ phải di chuyển khoảng 150km để đến cảng Sa Kỳ.

Trên miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hơn 2 triệu năm đó là một hồ nước ngọt được đưa vào sử dụng cho cả đảo Lớn. Sự kỳ diệu ấy được người dân nơi đây gọi là “tạo sự sống giữa lòng cái chết”. Cũng trên đỉnh núi cao vời vợi ấy, lá cờ Tổ quốc luôn tung bay. Ở điểm cao nhất này, chúng tôi được thỏa sức ngắm nhìn một Lý Sơn với biển trời không phân ranh giới.

Nằm ở phía đông bắc núi Thới Lới là chùa Hang. Đường lên chùa Hang cheo leo bám theo mép biển, qua rất nhiều bậc đá. Phía trước chùa Hang, trên một vách đá dựng đứng cao khoảng 20m có khắc 4 chữ “Thiên Khổng Thanh Tự”, như để thông báo cho mọi người biết rằng trong động đá này còn có một ngôi chùa. Ngoài chùa Hang, trên đảo Lớn còn có một ngôi chùa nữa là chùa Đục.

Chùa Đục ngự giữa lưng chừng núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo. Chúng tôi phải vượt qua hơn 100 bậc thang, men theo sườn núi mới lên được ngôi chùa này. Theo những người dân trên đảo, ngôi chùa này còn được gọi bằng một tên khác là chùa không sư. Tương truyền đức phật Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo, tránh được những cơn thiên tai.

Ở đảo Lớn, người dân sống chủ yếu bằng hai nghề chính đó là đi biển và trồng hành, tỏi. Lý Sơn còn được mệnh danh là đảo tỏi. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi cho giống tỏi phù hợp, thời tiết thuận hòa, thì điều quan trọng nhất làm nên vị tỏi Lý Sơn chính là cách người dân ở đây làm đất để trồng tỏi.

Trên nền đất cát khô cằn, người trồng tỏi rải lên những lớp cát san hô được lấy từ bờ biển rồi tiếp tục phủ lên một lớp cát trắng. Cứ sau một, hai mùa, lớp cát cũ được cào bỏ, một lớp cát mới được thay thế. Vì vậy mà tỏi Lý Sơn nức tiếng khắp toàn quốc bởi đặc điểm không lẫn vào đâu được, đó là từng tép nhỏ, đều, mùi vị thơm nồng nhưng cay dịu.

Sau hành trình vòng quanh đảo Lớn, chúng tôi tiếp tục lên ca nô đến đảo Bé. Đảo Bé còn được gọi là đảo An Bình, nằm cách đảo Lớn chừng 2 hải lý. Nơi đây hiện đang có khoảng 100 hộ dân sinh sống, gắn bó với nghề trồng tỏi và đánh bắt thủy sản.

Cuộc sống của người dân trên đảo Bé những năm về trước chủ yếu trông chờ vào nguồn nước mưa vốn thường xuyên khan hiếm. Gần đây, người dân đã cất được nỗi lo nước ngọt là nhờ có một nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Đảo Bé tuy diện tích rất nhỏ, nhưng lại sở hữu một bãi tắm tuyệt vời hơn rất nhiều những vùng biển khác, với bờ cát trải dài trắng mịn và làn nước xanh thăm thẳm, bao bọc bởi cánh cung vách đá cao và những con sóng tung bọt trắng xóa ào ạt ngày đêm.

Nhiều nhà địa chất cho rằng, đảo Bé nguyên thủy có thể là một phần liền với đảo Lớn, nhưng do một cơn địa chấn cực mạnh, một phần đảo Lớn bị tách ra, trôi dạt và hình thành nên đảo Bé như hiện nay. Ở đảo Bé, một trong những hoạt động được mọi người ưa chuộng là lặn biển ngắm san hô. Có thể lặn ngắm san hô với thuyền thúng của người dân trên đảo hoặc được các công ty du lịch cung cấp thiết bị lặn ngắm san hô chuyên nghiệp cùng sự hỗ trợ của nhân viên cứu hộ để đảm bảo an toàn.

Nhiều người ưu ái gọi đảo Bé là “thiên đường giữa biển khơi” vì núi lửa phun trào đã tạo nên rất nhiều điều hấp dẫn cho hòn đảo bé nhỏ này. Không chỉ tạo nên những vách đá trầm tích cả ở trên cạn và dưới lòng đại dương, nó còn hình thành nên bức cổng vòm bằng dung nham nằm cách mặt nước tới 6m và khá gần bờ, một trong những kỳ quan bên cạnh cổng vòm bằng đá trên cạn ở Lý Sơn.

Trong chuyến khám phá Lý Sơn 3 ngày, chúng tôi đã có nhiều kỷ niệm với miền đất chứa nhiều thương mến chứ không chỉ là một huyện đảo. Nếu nói về Lý Sơn chỉ bằng từ “đẹp” thì e là chưa đủ. Bởi ở nơi này còn lưu giữ rất nhiều giá trị và vật chứng lịch sử thiêng liêng khác, giúp chúng ta được định nghĩa đủ đầy hơn về khái niệm Tổ quốc.

Trong chuyến hành trình khám phá huyện đảo Lý Sơn, có những người mà chúng tôi gặp chia sẻ rằng năm nào họ cũng tới hòn đảo này, bởi càng đến họ càng thấy nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Nếu muốn có những trải nghiệm đáng nhớ, các bạn cũng có thể đến thăm Lý Sơn. Từ tháng 6 đến tháng 9 là khoảng thời gian lý tưởng của mùa hè để bạn có thể thoải mái khám phá hòn đảo với những chứng tích lịch sử đầy ý nghĩa và những con người dũng cảm, kiên cường.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 sẽ diễn ra trong 10 ngày

Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 sẽ diễn ra trong 10 ngày

(LĐTĐ) Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 9/6, với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” nhằm quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hoá, du lịch đặc trưng của TP.HCM.
VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

(LĐTĐ) Với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ và 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024 đã thể hiện sự quyết tâm cao của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và doanh nghiệp cả nước, đồng lòng chung tay phát triển du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

(LĐTĐ) Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa chia sẻ các điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất châu Á, phù hợp với những tín đồ mê du lịch tiết kiệm. Trong đó, Huế là nơi du khách có thể tận hưởng mức giá phòng cạnh tranh nhất, đứng top 3 của danh sách này.
Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 12/4, tại huyện Thanh Oai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức tổ chức tọa đàm "Giải pháp phát triển tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, thúc đẩy kết nối các điểm đến di tích - di sản và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

(LĐTĐ) Dự kiến, Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 7/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, mang tới một không gian kết nối và hàng ngàn cơ hội giao thương, hợp tác đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp, đối tác trong ngành Du lịch Việt Nam và quốc tế.
Phát huy tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang

Phát huy tiềm năng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang

(LĐTĐ) Ngày 11/4, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM Hà Nội 2024 đã diễn ra hội nghị “Xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và Kiên Giang tại Hà Nội”.
Xem thêm
Phiên bản di động