Đề xuất đưa thêm 9 tuyến phố vào không gian đi bộ ở Hà Nội

Để phát huy giá trị văn hóa khu phố cổ Hà Nội, quận Hoàn Kiếm vừa hoàn thành xây dựng phương án mở rộng không gian đi bộ trong khu vực phố cổ Hà Nội thêm 9 tuyến phố thuộc khu bảo tồn cấp I. 
de xuat dua them 9 tuyen pho vao khong gian di bo o ha noi Trên 50 trường hợp vi phạm nội quy phố đi bộ
de xuat dua them 9 tuyen pho vao khong gian di bo o ha noi Người dân và du khách đã thực sự hài lòng
de xuat dua them 9 tuyen pho vao khong gian di bo o ha noi Không để tồn tại bán hàng rong tại phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm

Phương án này đang được trình thành phố. Nếu sớm được thông qua thì ngay trong đầu tháng 10, người dân Thủ đô và du khách sẽ có thêm không gian đi bộ trong khu phố cổ, gắn kết với không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

de xuat dua them 9 tuyen pho vao khong gian di bo o ha noi
Biển người đi bộ đông nghịt trên quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Tạo không gian đi bộ mang nhiều giá trị văn hóa

Theo Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, phạm vi mở rộng không gian đi bộ trong khu vực phố cổ Hà Nội gồm 7 phố và 2 ngõ, cụ thể: Phố Hàng Chiếu, Ngõ Gạch, Nguyễn Siêu, Đào Duy Từ (đoạn từ Hàng Buồm đến Hàng Chiếu), ngõ Cầu Gỗ, phố Hàng Bạc, Đinh Liệt, Gia Ngư, ngõ Trung Yên. Đây là các tuyến phố trong diện cần được bảo tồn và hội đủ yếu tố tương đồng với các tuyến phố đi bộ hiện đang triển khai.

Khu vực này còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu như: Ô Quan Chưởng - cửa ô duy nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn của đất Thăng Long xưa, đình Thanh Hà thờ tướng quân Trần Lựu (một vị tướng thời Trần). Hơn nữa, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch ở đây tương đối sôi động, có 218 hộ kinh doanh các ngành hàng dịch vụ thương mại, quà tặng lưu niệm, ăn uống, khách sạn, quán bar.

Khi được xây dựng thành khu vực đi bộ, 9 tuyến phố này kết hợp với các phố đi bộ đã được tổ chức trước đó gồm: Hàng Buồm, Mã Mây, Đào Duy Từ, Hàng Giầy, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường, Đồng Xuân tạo sự đồng bộ, phát huy được lợi thế về giá trị văn hóa, ẩm thực, dịch vụ thương mại phục vụ khách tham quan.

Việc mở rộng tuyến phố đi bộ tại khu vực này sẽ tạo sự gắn kết với tuyến phố đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm, tạo thành một quần thể không gian đi bộ rộng lớn, góp phần quảng bá lịch sử văn hóa kiến trúc, đồng thời phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của khu phố cổ và khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Ngoài ý nghĩa bảo tồn và phát huy giá trị của không gian văn hóa kiến trúc đặc sắc khu phố cổ, 9 tuyến phố được xây dựng thành không gian đi bộ mở rộng sẽ từng bước giảm các phương tiện cá nhân, tạo thói quen đi bộ cho người dân và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

Tổ chức tốt các phương án triển khai

Theo phương án xây dựng của Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm, thời gian hoạt động của 9 tuyến phố đi bộ khu vực mở rộng tương đồng với thời gian hoạt động của các tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ Hà Nội trước đó. Cụ thể, quận sẽ tổ chức tuyến phố đi bộ trong 3 tối cuối tuần (thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật), bắt đầu từ 19 giờ đến 24 giờ (đối với mùa Hè) và từ 18 giờ đến 24 giờ (đối với mùa Đông). Các cơ sở hoạt động kinh doanh trong nhà được hoạt động đến 2 giờ sáng ngày hôm sau.

Để tổ chức hoạt động tuyến phố đi bộ mở rộng, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm tạo đồng thuận trong triển khai đồng thời vận động các hộ kinh doanh trang trí ánh sáng, chỉnh trang cửa hàng đảm bảo mỹ quan khu vực tuyến phố đi bộ.

Các phương án về đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, tổ chức phân luồng giao thông, vệ sinh môi trường, quản lý các hộ kinh doanh... cũng được xây dựng cụ thể, dựa trên kinh nghiệm đã tổ chức các tuyến phố đi bộ trước đó.

Ngoài các hoạt động biểu diễn văn hóa, văn nghệ đang triển khai trên các tuyến phố đi bộ tại các điểm: Đình Hương Tượng, đền Bạch Mã, đền Quan Đế, nhà cổ 87 Mã Mây, trước cửa Trung tâm giao lưu văn hóa phố Cổ-50 Đào Duy Từ, 61 Lương Ngọc Quyến, ngã năm Đông Thái. Để tăng tính hấp dẫn, khu vực tuyến phố đi bộ mở rộng sẽ tổ chức thêm các hoạt động văn hóa, văn nghệ tạo điểm nhấn tại các địa điểm: Ô Quan Chưởng, đình Kim Ngân, rạp Chuông Vàng.

Do mở rộng phạm vi hoạt động của tuyến phố đi bộ, 12 điểm giao thông tĩnh trong khu vực phố cổ phục vụ nhu cầu gửi xe của du khách vào 3 tối cuối tuần trước đó, với diện tích 937m2 sẽ bị xóa bỏ.

Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm dự kiến sẽ cấp bổ xung 5 điểm giao thông tĩnh, với diện tích 530m2 đáp ứng nhu cầu về giao thông tĩnh của nhân dân trong khu vực tuyến phố đi bộ và khách tham quan. Đồng thời, quận cũng tổ chức tuyến xe buýt điện phục vụ đi lại của du khách với điểm tập kết đón, trả khách bố trí tại vườn hoa Cổ Tân.

Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm dự kiến tiếp tục giao Công ty cổ phần Đồng Xuân, đơn vị đang quản lý tuyến phố đi bộ Hàng Đào-Đồng Xuân và tuyến phố đi bộ khu vực phường Hàng Buồm tiếp tục quản lý tuyến phố đi bộ mở rộng.

Như vậy, từ năm 2004, tuyến phố đi bộ kết hợp với phát triển dịch vụ-thương mại-du lịch Hàng Đào-Hàng Ngang-Hàng Đường-Đồng Xuân bắt đầu được triển khai thí điểm.

Năm 2014, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm tiếp tục triển khai mở rộng không gian đi bộ tại 6 tuyến phố trong khu vực phường Hàng Buồm, thuộc khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội gồm các phố: Hàng Buồm-Mã Mây-Đào Duy Từ-Hàng Giầy-Lương Ngọc Quyến-Tạ Hiện; đến nay quận Hoàn Kiếm tiếp tục xây dựng không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và mở rộng không gian đi bộ khu phố cổ sang 9 tuyến phố khu bảo tồn cấp I.

Sự gắn kết các tuyến phố đi bộ đã tạo ra không gian đi bộ rộng lớn, tạo sự hấp dẫn đối với người dân Thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước.

Vietnam Plus

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong

(LĐTĐ) Ngày 1/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Xem thêm
Phiên bản di động