Để sống với giới tính thật vẫn phải chờ luật
Chính sách đúng nhưng cần thực hiện mềm dẻo | |
Tìm giải pháp chăm sóc can thiệp và chính sách về chứng tự kỷ | |
Kẽ hở chính sách bị lợi dụng? |
PV: Đã có bao nhiêu quốc gia cho phép thực hiện chuyển đổi giới tính, thưa ông?
Ông Nguyễn Huy Quang: Đến năm 2014 đã có hơn 30 quốc gia thừa nhận và cho phép phẫu thuật chuyển giới đối với người chuyển giới. Việt Nam là một trong 30 quốc gia thừa nhận và cho phép phẫu thuật chuyển giới. Đây là điều rất quan trọng thể hiện sự đối xử bình đẳng, nhân văn của pháp luật Việt Nam. Nếu Việt Nam thừa nhận việc này thì sẽ là quốc gia thứ 6 ở châu Á (trước đó có Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Thái Lan) và là quốc gia thứ 2 ở Đông Nam Á.
Thái Lan và Iran được coi là các trung tâm thực hiện chuyển đổi giới tính lớn nhất thế giới. Hiện tại, chính phủ Iran chi trả 50% chi phí cho các trường hợp phẫu thuật chuyển giới. Tại Thái Lan, hằng năm còn diễn ra các cuộc thi sắc đẹp quy mô dành cho người chuyển giới như Miss Tiffany’s Universe.
Ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế ). Ảnh Thu Trang |
PV: Thưa ông, hiện nay, sau khi Quốc hội đã thông qua Dự thảo Bộ luật Dân sự, người chuyển giới đã được thực hiện phẫu thuật ngay và hưởng những quyền lợi của mình hay chưa?
Ông Nguyễn Huy Quang: Bộ luật Dân sự hiện mới có quy định, khẳng định và thừa nhận những người chuyển đổi giới tính, nhưng để thực hiện được thì cần phải có một đạo luật riêng và được Quốc hội thông qua, trong đó có Luật về chuyển đổi giới tính. Hiện nay, chúng ta mới thừa nhận quyền, nhưng thực thi quyền thì phải chờ luật.
Tháng 7.2016 tới, Quốc hội khóa XIV sẽ họp bàn về chương trình xây dựng pháp luật. Chắc chắn, sẽ đề xuất xây dựng Luật về chuyển đổi giới tính, bởi nếu không làm sớm luật này thì quyền chuyển đổi giới tính quy định trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) vẫn sẽ là... quyền treo. Hy vọng, trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, đạo luật này có thể thông qua. Lúc đó mới có cơ sở pháp lý để người có nhu cầu chuyển đổi giới tính thực hiện các biện pháp phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
PV: Xin ông cho biết việc phẫu thuật xác định lại giới tính và phẫu thuật chuyển giới tính là như thế nào? Hiện ở Việt Nam đã thực hiện được kỹ thuật chuyển đổi giới tính hay chưa?
Ông Nguyễn Huy Quang: Ở đây cần nhìn nhận 2 vấn đề. Vấn đề xác định lại giới tính được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 rằng, những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác thì lúc đó sẽ xác định lại giới tính bằng cách can thiệp y học. Bộ luật Dân sự mới được thông qua cho phép những người đã hoàn thiện về giới tính (mặt cơ thể), nhưng trong tư tưởng, hành vi của họ lại có sự mong muốn ngược lại được sống thật với giới tính của người đó. Về kỹ thuật, các cơ sở ngoại khoa cũng như nội khoa hoàn toàn đủ khả năng thực hiện được các cuộc phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Phẫu thuật nam thành nữ hoặc nữ thành nam và điều chỉnh hormon tăng trưởng của nữ, hormon tăng trưởng của nam.
Việc thông qua này có ý nghĩa rằng, pháp luật thừa nhận người có nhu cầu chuyển đổi giới tính về các mặt pháp lý cũng như quyền lợi của họ theo giới tính mới. Trong giấy chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, các giấy tờ có liên quan tới giới tính của họ cũng được pháp luật cho phép chuyển đổi. Pháp luật cũng thừa nhận những quyền của họ khi tham gia các hoạt động dân sự, trong đó có những sinh hoạt riêng của nam và nữ.
PV: Hiện đã có hiện tượng những thanh niên, thiếu niên chưa nhận thức đầy đủ về hệ lụy của việc chuyển giới, đôi khi chỉ chuyển giới theo phong trào. Vậy để ngăn chặn tình trạng này, pháp luật có dự định đưa ra những phương pháp nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Huy Quang: Phía luật pháp cũng đã đề ra một số việc cần phải làm trong dự thảo luật lần này. Trước tiên, cần cho người muốn chuyển đổi giới sống thử với giới tính của họ mong muốn chuyển. Ví dụ như, một người có cơ thể là nam, nhưng muốn chuyển đổi giới tính thành nữ thì cần cho họ ăn mặc như nữ, sống, sinh hoạt như nữ (từ sở thích hay hành vi đi vệ sinh...). Nữ chuyển thành nam thì cho họ làm những việc nặng như nam. Quá trình thử thách này trong vòng từ 1 tới 2 năm để họ cảm thấy thoải mái được chuyển đổi giới tính, sau đó, y học mới can thiệp.
Trong suốt quá trình can thiệp phải có sự sử dụng hormon và hormon đó phải có đăng ký lưu hành, bảo đảm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ. Mỗi người sẽ có một phác đồ riêng điều trị dưới sự giám sát của các thày thuốc, các nhân viên y tế có kỹ năng, trình độ và chứng chỉ hành nghề hợp pháp.
Sau khi thực hiện xong, ngành y tế sẽ cấp giấy chứng nhận những người này đã chuyển đổi giới tính. Từ giấy chứng nhận này, người chuyển đổi giới tính được thay đổi giấy khai sinh, thay đổi CMND và các giấy tờ nhân sự khác.
PV: Xin cảm ơn ông!
Thu Trang
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Tin mới 24/12/2024 08:21
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Tin mới 24/12/2024 08:07
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40