Để người Việt đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế
Trong thế giới phẳng hôm nay, bất kỳ hành vi xấu nào cũng có thể nhanh chóng xuất hiện trên mạng xã hội và nhận ngay những phản hồi gay gắt của cộng đồng. Trong lĩnh vực DL quốc tế, du khách Trung Quốc hiện được biết đến với những hành vi xấu, thì du khách Việt cũng có dấu hiệu tương tự, trở nên không đẹp trong mắt du khách và các công ty DL nước ngoài. Thậm chí, chúng ta đang trở nên xấu đi trong chính mắt chúng ta.
Chương trình “Nâng cao hình ảnh du khách Việt” không chỉ là sự rầm rộ trong lễ phát động, mà còn cần có sức lan tỏa hữu hiệu dài lâu trong cộng đồng. Ảnh: L.Q.V |
Câu hỏi được đặt ra là, vì sao một đất nước giàu truyền thống văn hóa như Việt Nam lại rơi vào tình cảnh này?
Về vấn đề nói trên, những nhà tổ chức chương trình “Nâng cao hình ảnh du khách Việt” lý giải: Là một đất nước nông nghiệp, người dân chủ yếu là nông dân, hoặc xuất xứ từ nông dân, nên tính cách người Việt luôn mang đậm dấu ấn của nền sản xuất phân tán, lạc hậu với tư duy “Đèn nhà ai nhà nấy rạng, “Khôn sống mống chết”, khiến nảy sinh những hành vi cá nhân, tùy tiện, bừa bãi, lỗ mãng…Những tiêu cực này có cơ hội bùng phát trong nền kinh tế thị trường - khi hầu như cả xã hội đều lao vào vòng xoáy lợi ích vật chất, mà coi nhẹ vai trò của đạo đức xã hội, của giá trị tinh thần.
Trong thực tế hiện nay, không khó bắt gặp những hành vi thiếu văn hóa của một bộ phận không nhỏ của những người kinh doanh DL và du khách Việt - từ việc quên chào hỏi, lời cảm ơn, lời đề nghị, lời xin lỗi…đến việc xả rác bừa bãi, chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào, mất trật tự nơi công cộng, tranh cướp lộc, lấy cắp hàng hóa trong siêu thị, lợi dụng đi DL để trốn ở lại hành nghề trái phép ở nước sở tại, bẻ phá cây, hoa, ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên, lãng phí thực phẩm khi ăn nhà hàng, bôi bẩn các di tích bằng việc khắc tên, vẽ hình, ăn mặc phản cảm ở những nơi tôn nghiêm, ép giá trong dịch vụ ăn uống, taxi… Những hành vi tiêu cực đó đã không chỉ tác động xấu đến hoạt động DL mà còn ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Trước thực trạng đó và trước cả khi Hiệp hội DL Việt Nam chính thức phát động chương trình “Nâng cao hình ảnh du khách Việt” (với sự phối hợp của Tổng cục DL VN), một số địa phương, hiệp hội DL, doanh nghiệp DL ở nước ta đã chủ động triển khai các hình thức hoạt động nhằm cải thiện hình ảnh DL của du khách Việt và điểm đến như: UBND tỉnh Quảng Ninh phát động chiến dịch và ban hành Bộ Quy tắc ứng xử “Nụ cười Hạ Long”, Sở VHTTDL Đà Nẵng ban hành bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động DL, Cty TransViet phối hợp cùng Hiệp hội DL VN tổ chức tọa đàm “Nâng cao hình ảnh du khách Việt”, nhiều cơ quan báo chí liên tục phản ánh và phê phán những hành vi thiếu văn minh trong lĩnh vực DL và kêu gọi cải thiện hình ảnh du khách Việt khi DL nước ngoài…
Chương trình “Nâng cao hình ảnh du khách Việt” vừa được phát động là việc làm rất cần thiết trong việc định hướng nhận thức về ứng xử văn minh khi DL (cả trong nước lẫn nước ngoài) của người Việt, nhưng để có kết quả thực sự, có tính lan tỏa trong toàn quốc, cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, các đoàn thể, các hiệp hội và doanh nghiệp DL, các cơ quan truyền thông và sự hưởng ứng của cộng đồng. Trong đó, cần thiết phải phổ biến rộng rãi, liên tục những điều nên và không nên khi đi DL cùng những vấn đề như: Tuân thủ pháp luật khi đi DL. DL có hiểu biết và có trách nhiệm. Những quy tắc ứng xử của cộng đồng, của tổ chức và cá nhân trong kinh doanh, cung ứng dịch vụ DL. Đưa vấn đề nâng cao văn minh DL và tuân thủ pháp luật khi đi DL vào chương trình đào tạo ở các trường có chuyên ngành DL…
“Nâng cao hình ảnh du khách Việt” không chỉ là chương trình ứng dụng riêng trong lĩnh vực DL, mà góp phần tạo dựng nếp sống văn minh trong cuộc sống thường ngày của người Việt. Vậy nên, cần sự chung tay của toàn xã hội, để người Việt thoát khỏi “khung hình xấu xí khi đi DL” trong góc nhìn của người nước ngoài.
Để hình ảnh người Việt đẹp hơn khi đi du lịch: 10 điều nên làm: 1- Tôn trọng, giúp đỡ và ưu tiên người lớn tuổi, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ. 2- Xếp hàng theo thứ tự khi sử dụng các dịch vụ hoặc tham gia các hoạt động tại nơi công cộng. 3- Cân nhắc mang theo những gì khi đi tham quan các khu vực được bảo vệ, di tích văn hoá, lịch sử, tâm linh. 4- Ăn mặc lịch sự, phù hợp. 5- Tuân thủ giờ giấc, tôn trọng các thành viên trong đoàn khi đi du lịch tập thể. 6- Chỉ lấy sách hướng dẫn, bản đồ, tập gấp du lịch khi thực sự có nhu cầu. 7- Có ý thức tiết kiệm năng lượng khi đi du lịch: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; sử dụng lại khăn mặt, khăn tắm nhiều lần để giảm tiêu thụ nước, chất tẩy và năng lượng. 8- Lấy thức ăn vừa đủ dùng, tránh lãng phí khi đi ăn ở nhà hàng. 9- Tuân thủ hướng dẫn của người quản lý, nội quy hoạt động tại các khu, điểm du lịch, bãi biển hoặc khi sử dụng dịch vụ giao thông công cộng. 10- Cùng nhau nhắc nhở, ngăn chặn những hành vi, cư xử không đẹp của những người trong đoàn. 10 điều không nên làm: 1- Không thể hiện tình cảm riêng tư quá mức nơi công cộng. 2- Không nói lời thô tục, thiếu văn hóa. 3- Không chen lấn xô đẩy tại nơi công cộng. 4- Không gây ồn ào mất trật tự, mở nhạc to làm ảnh hưởng đến xung quanh. 5- Không mặc quần soóc hoặc váy quá ngắn, trang phục hở hang, quá mỏng hoặc có in hình ảnh phản cảm, đặc biệt là khi đi thăm những nơi tôn nghiêm thờ tự tín ngưỡng, nghĩa trang liệt sĩ, lễ hội truyền thống… 6- Không vứt rác, không khạc nhổ, đi vệ sinh bừa bãi, hút thuốc lá ở những nơi không được phép. 7- Không khắc, vẽ lên tường, tượng, bia đá, cây xanh, công trình kiến trúc… tại các khu, điểm du lịch và nơi công cộng. 8- Không tiêu thụ, mua, sử dụng các loài động vật hoang dã, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các loài được bảo vệ. 9- Không cố tình quay phim, chụp ảnh tại những nơi không được phép. Không tạo dáng phản cảm khi chụp ảnh tại những nơi tôn nghiêm. 10- Không hái hoa, bẻ cảnh, dẫm đạp lên bãi cỏ, trêu chọc vật nuôi… tại các khu, điểm du lịch và nơi công cộng. |
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21