Để nghệ thuật bài chòi tiếp tục vang xa
Lễ đón bằng ghi danh nghệ thuật Bài Chòi sẽ diễn ra ngày 5/5 | |
Hát Xoan và nghệ thuật Bài Chòi được bình chọn nhiều nhất |
Theo Ban Tổ chức, đây là dịp tôn vinh, quảng bá những giá trị đặc sắc của nghệ thuật bài chòi Trung Bộ với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, qua đó, khơi gợi lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Nghệ nhân trình diễn bài chòi phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4/2018 tại huyện Tuy Phước. Ảnh: Báo Bình Định |
Bài chòi là di sản chung của 9 tỉnh Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa), trong đó, Bình Định được xem là cái nôi của di sản này.
Theo Cục Di sản văn hóa, nghệ thuật bài chòi là vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vừa là trò chơi dân gian vui nhộn ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy ở vùng trung du, rồi lan rộng đến các vùng nông thôn và đến cả miền biển.
Bài chòi, hiểu một cách đơn giản nhất là một kiểu ngồi trên chòi đánh bài. Hội chơi bài chòi thường diễn ra ở sân đình làng hoặc những khoảnh đất rộng, bằng phẳng, gần khu dân cư, gần chợ. Để chơi bài chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh (như những chòi canh giữ rẫy) xếp theo hình chữ U. Chòi ở đáy chữ U gọi là chòi cái. Người dẫn dắt cuộc chơi là các anh/chị hiệu, ngồi ở chòi cái.
Họ rút con bài trong ống bài, giơ lên rồi hát những câu hát đố tên con bài ấy. Người chơi mua 3 con bài và ngồi trên các chòi để đợi nghe việc xướng tên các con bài. Nếu cả 3 con bài trùng với những con bài mà anh/chị hiệu xướng tên là thắng cuộc. Người chơi lĩnh thưởng. Đến đây cũng là lúc kết thúc một lượt chơi và sau đó, lượt chơi mới lại bắt đầu. Dần dà, việc thắng thua trong chơi bài chòi không còn mang ý nghĩa vật chất nữa mà trở thành một trò giải trí. Người ta đến hội bài chòi chủ yếu là để nghe người chơi hát. Rồi để đáp ứng nhu cầu người xem, những người chơi bài chòi đã đưa thêm những tích trò, những câu chuyện vào nghệ thuật hát bài chòi…
Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến năm 2000, Hội đánh bài chòi Xuân được NSƯT Phan Ngạn (1931-2008) của Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định phục hồi. Ông là người có công đầu trong việc khôi phục lại bộ bài chòi, hội chơi, tìm lại được các nghệ nhân hạt nhân để có thể tổ chức được một hội bài chòi truyền thống.
Với sự tiếp sức của dự án bảo tồn “Hội đánh Bài chòi cổ dân gian Bình Định” cùng với hiệu quả từ các kỳ liên hoan dân ca bài chòi trên địa bàn tỉnh Bình Định, năm 2010, hội đánh bài chòi mới thực sự hồi sinh.
Ngày 25/8/2014, “Nghệ thuật Bài chòi” (ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam) được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Sau đó 3 năm, ngày 7/12/2017, “Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam” được UNESCO công nhận là “Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Bộ VHTT&DL cho biết trong những năm gần đây, sự hồi sinh của nghệ thuật bài chòi được đông đảo các tầng lớp nhân dân 9 tỉnh, thành phố từ Quảng Bình đến Khánh Hòa hưởng ứng. Tại Bình Định và Quảng Nam, hội bài chòi thường xuyên được tổ chức phục vụ nhân dân địa phương cũng như khách du lịch.
Theo kết quả kiểm kê ở khu vực 9 tỉnh, thành phố nói trên, các nhóm hát bài chòi tiêu biểu tập trung ở Quảng Trạch (Quảng Bình), Triệu Trung (Quảng Trị), cầu ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên - Huế), Sông Yên (Đà Nẵng), Hội An (Quảng Nam), An Nhơn, Quy Nhơn, Hoài Nhơn (Bình Định), Sông Cầu (Phú Yên)...với hàng ngàn nghệ nhân.
Nhiều nghệ nhân nắm giữ, thực hành và trao truyền nghệ thuật bài chòi đã được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Dân gian”, được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”. Nhiều hội thảo, liên hoan, hội diễn bài chòi của tỉnh, khu vực và liên tỉnh được tổ chức tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam.
Đây là những hoạt động tích cực làm cho nghệ thuật bài chòi được lưu truyền trong đời sống.
Theo Báo Bình Định, trong buổi lễ đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO vào tối 5/5 tới đây, nhiều đoàn nghệ thuật, nghệ nhân dân gian của 9 tỉnh có chung di sản sẽ tham gia chương trình mang tên “Âm vang nghệ thuật Bài chòi”, qua đó góp phần bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa của một loại hình nghệ thuật đặc sắc của người dân ven biển Trung Bộ.
Theo Thanh Xuân/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40