Ứng dụng công nghệ để phát triển nền nông nghiệp bền vững
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn manh mún
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp được các nước trên thế giới ứng dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả cao. Tại Việt Nam một số doanh nghiệp đã áp dụng số hoá vào sản xuất kinh doanh từ giống, canh tác, thu hoạch, phân phối tiêu dùng, khép kín mang lại nhiều kết quả tích cực.
Ví như, Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao (VIFARM) đã ứng dụng công nghệ thuỷ canh hồi lưu; nuôi trồng không sử dụng đất, không tưới nước, môi trường sống được kiểm soát bởi hệ thống máy tính và các thiết bị IOT nhằm đảm bảo môi trường tốt cho cây. Còn Cầu Đất Farm thì đầu tư quy trình sản xuất nông sản khép kín, tự động, hiện đại dựa trên hệ thống IoT thông minh của Intel, khách hàng có thể xem trực tuyến hình ảnh thu hoạch nông sản, nhật ký trồng trọt để truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Việc ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp còn manh mún. Ảnh Mai Quý |
Theo bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông minh vào các khâu, công đoạn khác nhau của ngành nông nghiệp và đã đạt được những kết quả tích cực là do thời gian qua đã có nhiều chủ trương, chính sách được ban hành tạo nền tảng cho tiếp cận và thực hành nông nghiệp 4.0; nhiều rào cản cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được gỡ bỏ…
Tuy nhiên, sự tham gia ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp chưa nhiều, mới chỉ tập trung chủ yếu vào một số khâu, công đoạn và còn manh mún, tự phát. Nguyên nhân là do khoảng cách giữa hiện trạng và đòi hỏi của nông nghiệp 4.0 còn khá lớn. Công nghệ sản xuất nông nghiệp ở tất cả các cấp độ còn đơn giản, thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dựa vào thời tiết và kinh nghiệm chiếm tỷ lệ lớn; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún thiếu liên kết giữa các chủ thể; thiếu vốn đầu tư, nguồn lực tài chính và năng lực hạn chế; nguồn nhân lực thiếu và yếu; cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu thiếu đồng bộ…
Tạo điều kiện để doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Bà Luyến cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 là cơ hội để Việt Nam nắm bắt công nghệ mới, thu hẹp khoảng cách, tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thông minh hơn, bền vững hơn, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, không thể làm nông nghiệp 4.0 theo kiểu “dàn hàng ngang”, “chạy theo phong trào” mà phải lựa chọn công nghệ phù hợp, sản phẩm phù hợp gắn với vùng miền và thị trường
Phát triển nông nghiệp 4.0 cần được ưu tiên ở các nơi có điều kiện nhưng không loại trừ các hình thái sản xuất nông nghiệp truyền thống. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm bền vững, an toàn và cạnh tranh.
PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng, Việt Nam có tiềm năng về phát triển nông nghiệp, dư địa cho phát triển nông nghiệp Việt Nam rất lớn. Chính vì thế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ là cơ hội cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ để tạo được bước phát triển đột phá, bền vững trong nông nghiệp cần kết nối được các doanh nghiệp, nhà đầu tư với nông dân thông qua việc mở rộng hạn điền và cho phép chuyển đổi sử dụng mục đích đất nông nghiệp một cách thông thoáng, linh hoạt hơn nhất là chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác hoặc nuôi trồng thuỷ sản, gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao hơn.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích thành lập doanh nghiệp nông nghiệp; nghiên cứu để có thêm các mô hình liên kết khác trong nông nghiệp để nông dân tự liên kết, đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, cần phải đưa khoa học, công nghệ vào nông nghiệp, theo đó, nhà nước cần xây dựng chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho các doanh nghiệp, hợp tác xã… ứng dựng khoa học công nghệ hiện đại vào nông nghiệp; Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức liên kết của người nông dân… khi ứng dụng khoa học công nghệ được tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, được khuyến nông, khuyến ngư và được cung cấp miễn phí các thông tin về sản phẩm, thị trường…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28