Dạy con thông minh trước khi lên 3
Sự khác biệt giữa sữa mẹ và sữa công thức đối với sự phát triển của não bộ? Dưới đây là những điều bạn cần hiểu đúng về não bộ của trẻ em.
Cấu trúc cơ bản của não bộ được hình thành ngay từ trong bào thai?
Đúng! Từ trong bào thai, cấu trúc cơ bản của não bộ được đã hình thành. Những phát triển đầu tiên này thực hiện những chức năng cơ bản của não bộ giúp bào thai sống sót. Các tế bào não (nơ-ron) đã gửi đi và tiếp nhận thông điệp về những sự va chạm, nghe và vận động.
Dù “phần cứng” của não bộ là các tế bào não đã được hình thành từ khi còn trong trứng nước, nhưng ''phần mềm'' của não bộ là sự liên kết giữa các tế bào vẫn vô cùng non nớt. Phần lớn các liên kết của nơ-ron được hình thành sau khi bé chào đời. Cách mà tế bào não liên kết và phát triển sẽ phụ thuộc vào những trải nghiệm của bé với người lớn và môi trường xung quanh.
Phần lớn các liên kết của nơ-ron được hình thành sau khi bé chào đời. (Ảnh minh họa)
Không giống như các cơ quan khác của trẻ sơ sinh ví dụ như tim thực hiện ngay chức năng của nó trong suốt cuộc đời, não bộ chưa thể hiện ngay lập tức những chức năng kỳ diệu mà nó sẽ đảm nhiệm. Não bộ cần phải trải qua một loạt các bước phát triển sau sinh thông qua những trải nghiệm và tiếp xúc.
Trẻ được sinh ra có khả năng học tất cả các ngôn ngữ trên thế giới?
Đúng! Một điều kỳ diệu đó là trẻ được sinh ra với khả năng học không chỉ là một thứ tiếng mà tất cả các thứ tiếng trên thế giới. Nhà nghiên cứu Patricia Kuhl thuộc Đại học Washington gọi trẻ sơ sinh là ''những công dân toàn cầu''. Chúng có thể phân biệt các âm khác nhau và ngữ điệu của tất cả các thứ tiếng trên thế giới.
Ngay từ trong bào thai, thai nhi đã biết lắng nghe giọng nói của mẹ. Não bộ lúc này đã được hình thành ''hệ thống vi mạch'' cần thiết để hiểu và tái sản xuất ngôn ngữ.
Trẻ con có khả năng học được tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. (Ảnh minh họa)
Não bộ của con người có mật độ liên kết tế bào não dày đặc nhất tới năm 03 tuổi?
Đúng! Mật độ này chỉ tồn tại trong 03 năm đầu đời chứ không phải trong suốt cuộc đời. Sau khi các liên kết tế bào não được hình thành, sẽ có một thời điểm ''đỉnh cao'' rồi bắt đầu suy giảm khi bước vào thời niên thiếu và tiếp tục suy giảm sau đó. Mỗi phần khác nhau của bộ não trải qua các bước hình thành, phát triển, đỉnh cao và suy giảm tại những thời điểm khác nhau. Vì vậy các bậc cha mẹ cần phải tạo ra nhiều kích thích có lợi để não phát triển trong thời kỳ ''màu mỡ'' này.
Bởi vì não bộ tạo ra vô vàn liên kết từ khi còn trong bào thai tới năm 03 tuổi, do đó ba năm đầu đời là thời kỳ phát triển then chốt của não bộ. Sau 03 tuổi "cánh cửa cơ hội'' đã khép lại?
Sai! Dù mật độ liên kết não bộ dày đặc nhất vào 3 năm đầu đời, nhưng điều này không có nghĩa là khả năng của não bộ là lớn nhất vào thời điểm này. Phần nhiều việc học tập được kéo dài sau 3 năm đầu đời. Não bộ vẫn tiếp tục hoàn thiện và trưởng thành ở độ tuổi thanh niên. Não bộ rất linh hoạt và có tính thích ứng cao, dù rằng khả năng thích ứng còn phải phụ thuộc vào độ tuổi và hoàn cảnh. Tuy nhiên phải khẳng định rằng càng lớn càng khó để thay đổi chất lượng não bộ.
Dinh dưỡng góp phần quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. (Ảnh minh họa)
Nguồn dinh dưỡng đầy đủ là một trong những cách tốt nhất để giúp não phát triển?
Đúng! Dinh dưỡng đầy đủ rất quan trọng cho cả bà bầu, thai nhi và sau khi bé chào đời. Bà bầu cần một lượng hợp lý acid folic và sắt, đồng thời tránh rượu bia, chất kích thích trong quá trình mang thai.
- Sữa mẹ có chứa đầy đủ các amoni axit và các axit béo cần thiết cho não phát triển. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ được bú mẹ có chỉ số IQ cao hơn đáng kể so với trẻ dùng sữa công thức.
- Trẻ suy dinh dưỡng từ trong bào thai cho tới năm 02 tuổi có não nhỏ hơn bình thường kèm theo nhận thức chậm hơn bao gồm chậm nói, chậm vận động, IQ thấp.
Đọc sách cho trẻ là cách tốt nhất giúp trẻ học đọc trong tương lai?
Sai! Cần nhận thức được rằng điều quan trọng nhất là tạo cho trẻ một môi trường giàu ngôn ngữ. Trong đó đọc sách cho trẻ là một cách, ngoài ra còn có nhiều cách khác như nói chuyện, hát, nghe nhạc...
Một ví dụ, nhà nghiên cứu Hanellan Huttencher thuộc Đại Học Chicago phát hiện ra rằng bé 20 tháng tuổi là con của những bà mẹ ''hay chuyện'' biết được bình quân nhiều hơn 131 từ so với con của những bà mẹ ''ít chuyện'', và khoảng cách tăng lên là 295 từ khi bé ở độ tuổi lên 2. Chỉ môi trường ngôn ngữ sống (xin nhấn mạnh không phải là tivi) mới mang lại hiệu quả ngôn ngữ cho trẻ.
Nguồn Afamily
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Đô thị 23/12/2024 06:08
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48