Dấu hiệu nhận biết con bạn bị bạo hành ở lớp
Hà Nội: Sẵn sàng can thiệp và hỗ trợ gia đình cháu Khánh | |
Khai trương kênh thông tin bảo vệ trẻ em 24/7 | |
Bạo hành trẻ em và quan niệm đòn roi | |
Trẻ có thể tử vong nếu bị đánh vào 5 bộ phận này |
Các vị trí trên cơ thể dễ nhận biết khi trẻ bị bạo hành đó là tay, chân, mông. Ảnh: T.L |
Dành thời gian trò chuyện với con
Theo hướng dẫn của ThS Lê Thị Lan Anh, Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt, với trẻ biết nói, trước khi bố mẹ đưa con tới lớp buổi sáng, nên dành khoảng 10 phút để trò chuyện với trẻ, với những câu gợi ý để trẻ kể (ở lớp con thích trò chơi gì, hay chơi/học với bạn nào? Ăn món gì? Cô giáo yêu bạn nào nhất, phạt bạn nào, khen bạn nào… Chiều về cũng nên trò chuyện bằng “ngôn ngữ trẻ nhỏ” để nắm bắt cảm xúc của trẻ. Nên hỏi về các bạn khác, đừng hỏi thẳng: “Con có bị đánh không?” vì trẻ sợ cô mà không dám nói thật.
Bố mẹ cũng chú ý quan sát thái độ, cử chỉ, hành động của trẻ, nhất là lúc giao con cho cô giáo và đón con từ tay cô. Trẻ bị bạo hành sẽ nép và bám chặt vào cha mẹ, không dám nhìn cô giáo, òa khóc chạy ôm mẹ khi mẹ tới đón, giật mình khi đêm ngủ, tự nhiên khóc thét lên, không thích đến chỗ đông người…
Khi thấy con có những biểu hiện đó, bố mẹ cần khéo léo tìm hiểu để biết sự thật, bởi có thể con đã bị bạo hành từ lâu. Bố mẹ cần nói chuyện trực tiếp với giáo viên, nói rõ những thất thường của con và hỏi cách cô giáo trách phạt các bạn trong lớp. Chú ý thái độ, cử chỉ của cô, nếu thấy có gì đó không thật, lúng túng, lấp liếm thì tốt nhất bố mẹ nên tìm cho con một trường học khác.
Đồng thời cũng cần gặp trực tiếp hiệu trưởng hoặc chủ trường/người có trách nhiệm quản lý để nói rõ lý do và thực trạng của con để giải tỏa nghi vấn con có bị bạo hành ở trường hay không.
Theo bà Nguyễn Thảo Hậu, Viện Nghiên cứu và phát triển phụ nữ, trẻ em, đối với trẻ chưa biết nói thì sẽ khó khăn hơn với cha mẹ khi phát hiện con bị bạo hành ở trường. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý các biểu hiện dưới đây ở trẻ để xác định con có bị bạo hành hay không.
1.Trẻ đi học ít ngày bỗng sinh chứng khóc, hờn, nôn ói... mà không hề ốm đau. Nếu đến lớp nhìn thấy cô giáo là mặt trẻ tái đi, khóc hoặc khóc thét lên nhưng khi cô giáo bảo “nín”, trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt, mếu máo… và sẽ khóc lớn, nhoài về phía cha mẹ… khi cô đón.
2. Ở nhà nếu dọa mách cô, trẻ bị bạo hành sẽ sợ hãi ngay lập tức - đó là do cô giáo đã trừng phạt trẻ nặng nề.
3. Hàng ngày bố mẹ thay quần áo cho trẻ đi học và chiều về tắm rửa luôn quan sát cơ thể trẻ, nếu có dấu vết cần phân tích xem vì sao bị. Nên loại trừ trường hợp trẻ nô đùa với các bạn ở lớp nên bị ngã, trầy xước (các vết thương này thường ở trán, khủy tay, hai chân). Tuy nhiên, nếu dấu vết thâm tím, trầy xước, tổn thương ở cổ, chỗ kín, nách, ngực, bụng, lòng bàn chân, bàn tay, mông, má, cánh tay, đầu, lưng, đùi, bắp chân trẻ… nói chung là nơi ít khi để lại dấu vết do trẻ xung đột với nhau và là những vết thương lớn thì rất có thể trẻ đã bị cô bạo hành.
4. Trẻ bị bạo hành sẽ thay đổi tính tình. Từ đứa trẻ vui vẻ, luôn muốn được cha mẹ yêu thương, ôm ấp - bỗng lảng tránh biểu hiện yêu thương của cha mẹ (hoặc tự nhiên quá bám cha mẹ), hay tức giận hoặc hay chán nản, thụ động. Và nếu là những đứa trẻ vốn trầm tính thì lại hay gây hấn và xung động hơn.
Còn theo bà Hậu, với trẻ mẫu giáo biết nói thì cần chú ý đến các dấu hiệu sau:
1.Trẻ sợ đi học, tìm đủ mọi cách để bỏ học như giả ốm, ngã, thậm chí làm đau mình là trẻ đã có vấn đề ở trường. Cha mẹ cần gần gũi để tìm hiểu nguyên nhân-vì đó là biểu hiện về tâm lý khi trẻ bị cô giáo đánh, mắng hay ngược đãi.
2.Sáng đưa trẻ đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trẻ hay nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, đi học về có biểu hiện rối loạn về ngôn ngữ…
3.Gương mặt trẻ sau vài tháng học sợ hãi, rụt rè, nhút nhát, ít nói chuyện, không hiếu động, hoạt bát nữa, tâm lý giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi… thậm chí đến trường là sợ hãi, kêu khóc đòi về…
Ngoài ra, qua giấc ngủ của trẻ cũng phần nào phản ánh được những bất thường khi trẻ bị bạo hành. Đó là, giấc mơ của trẻ phản chiếu vô thức những gì xảy ra trong cuộc sống. Trẻ sau một ngày bình thường, vui chơi thoải mái sẽ ngủ thật ngon, hoặc cười trong lúc ngủ. Nhưng nếu trẻ ngủ đêm không sâu, dễ giật mình, la hét. Nếu trẻ khó ngủ, ngủ trằn trọc, giật mình, khóc to, tỉnh dậy ôm chầm lấy mẹ. Hoặc trẻ đã ngủ riêng bỗng sợ hãi đòi ngủ cùng mẹ… Hoặc trẻ lười ăn, dễ khóc, dễ nôn trớ, đặc biệt là trẻ rất sợ đi học, sợ gặp cô giáo, sợ bị phạt, bị dọa thì bố mẹ đừng bỏ qua, hãy gợi chuyện để trẻ kể xem con khóc gì, sợ gì?
Biểu hiện của trẻ không bị bạo hành
Theo Th.S Tâm lý Thu Huyền, Phòng Tư vấn tâm lý (phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội), trẻ con rất trung thực và tình cảm, yêu ghét rõ ràng. Đi học một thời gian đã quen cô, quen lớp nên con rất vui vẻ đi học, còn nhanh nhẹn, bạo dạn hơn vì được giao tiếp với bạn bè. Đón con đi học về là bé liến láu kể về trường lớp, cô giáo. Khi đưa trẻ tới bên cô giáo, nếu trẻ yêu cô giáo thì gương mặt bé sẽ rạng ngời.
Ngoài ra, trẻ không bị bạo hành sẽ có biểu hiện thích vận động, vui vẻ, hoạt bát. Sau một ngày đi học vui vẻ, thoải mái thì trong giấc mơ trẻ sẽ ngủ ngon, còn nở nụ cười.
Trẻ nào cũng sợ mách cô, nhưng biểu hiện sợ khác nhau. Nếu mẹ dọa “mách cô”, mà trẻ quý cô thì nghe “dọa” bé ăn nhanh hơn. Hoặc giãy nảy nói “mẹ đừng mách cô”. Nhưng nếu ánh mắt, nét mặt của bé lộ sự sợ hãi, hay mếu máo, khóc nức lên… là ở lớp có vấn đề liên quan đến bạo hành.
Hãy cùng con chơi trò chơi lớp học, mẹ đóng vai là học sinh, con đóng vai cô giáo. Bé “nhập vai” cô giáo, qua đó bố mẹ biết hành động, cách phạt trẻ ở lớp của cô và phát hiện sớm trẻ bị bạo lực để giúp con tránh rủi ro đáng tiếc. |
Theo Uyển Hương/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22