Đánh cược với tử thần
Vô tư “nhảy dù”
6h sáng, như thường lệ, đại lộ Thăng Long hướng đi vào nội thành lại nhộn nhịp đủ loại xe máy chở rau quả, thùng các tông cao ngất ngưởng. Những người điều khiển xe không biết hoặc cố tình không biết con đường họ đang đi là không dành cho xe máy. Đường gom cạnh cầu vượt Tây Mỗ thuộc địa phận Từ Liêm có một đoạn nối với làn đường cao tốc vốn dành riêng cho xe ô tô nhưng lại được các chủ xe máy cướp đường đi bởi chưa đến vài giây là đã ngự trên mặt đường nhựa và chỉ 5 phút vít ga là có mặt ở cầu vượt cạnh Big C dẫn vào nội đô.
16h hình ảnh quen thuộc được lặp lại với đủ loại xe máy từ nội thành lao vào đường cao tốc rồi tỏa về các huyện ngoại thành. Anh Nguyễn Văn Chính lái taxi, gần như ngày nào cũng đưa khách đi trên tuyến đường cao tốc nàycho biết: “Nhiều người cứ nhằm đường này đi cho thoáng, lúc hứng khởi lại dàn hàng hai, hàng ba nói chuyện cho vui. Họ đâu biết được đây là đường cao tốc, làn trong cùng tốc độ cũng tới 60km/h, còn hai làn ngoài là 100km/h, nếu có va quệt với ô tô thì thiệt thòi sẽ thuộc về người điều khiển xe máy”.
Nhiều chủ điều khiển xe máy sống tại nội thành cũng vô tư đi xe vào đường dành riêng cho ô tô.
Hoàng Văn Tuấn, làm việc tại một công ty tại quận Ba Đình khi được hỏi, sao ngày nào cũng biến đường ô tô thành chỗ lượn xe máy liền giải thích: “Nhà em ở phường Dương Nội, Hà Đông, nếu đi đường gom thì bụi, bẩn. “Nhảy dù” vào đường cao tốc vừa sạch, vừa rút được hành trình tới công ty và an toàn vì thấy Cảnh sát giao thông (CSGT) lập chốt. Đấy là ban ngày thôi, còn buổi tối hay có cơ động chặn nên em chẳng dám đi”. Tuấn thanh mình rằng mình đi có ý thức, chỉ đi sát vào lề đường để không ảnh hưởng đến ô tô nhưng lại tiết lộ tốc độ xe không bao giờ dưới 70km/h. Hóa ra, Tuấn thấy đường này an toàn cho những người đi xe máy là vì không có ...CSGT chốt trực!.
Thượng tá Đào Vịnh Thắng, quyền Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an Hà Nội) lý giải tình trạng tai nạn giao thông gia tăng phần lớn là do lỗi ý thức của người tham gia giao thông còn yếu kém, khi thấy cảnh sát đứng chốt thì quay đầu bỏ chạy, đi ngược chiều, không có lực lượng chức năng thì lại vi phạm. Thời gian tới CSGT sẽ tăng cường tuần tra, xử lý xe vi phạm, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng hoàn thiện hệ thống biển báo, chỉ dẫn các phương tiện lưu thông tiện và an toàn hơn. |
Những thú vui đốt đời
Nguyễn Trần Sơn, giới thiệu với tôi rằng mình là chủ tịch hội “Tia chớp trong đêm”. Thấy vẻ ngạc nhiên, Sơn trấn an: “Đặt tên cho kêu thôi, còn nhóm của bọn em toàn thằng ăn học tử tế, phải cái tật thích phượt đêm. Hà Nội ngóc ngách nào về đêm cũng in dấu chân các thành viên trong nhóm, từ hồ Gươm đến bãi Phúc Xá. Có lần phượt đêm ở một làng cổ thuộc thị xã Sơn Tây còn bị dân địa phương hiểu nhầm là đám trộm chó, suýt nữa thì dính trận mưa gậy, mưa “củ đậu”. Đi nhiều cũng nhàm, cảm giác khám phá trong máu cứ lạnh dần chứ không sôi sục như ban đầu, em liền nghĩ ra độc kế lượn xe trên đường cao tốc vào ban đêm để tìm cảm giác lạ.
Lần đầu tiên, đoạn đường được 12 thành viên trong nhóm thực hiện là mặt cầu Thăng Long, trước dành cho cả xe máy lẫn ô tô nhưng nay xe máy bị cấm. Sau tiếng tuýt còi của bảo vệ cầu là tiếng gầm rú của 6 chiếc xe máy phi thẳng một mạch từ đầu cầu bên này sang đầu cầu bên kia theo hướng sân bay Nội Bài. Cảm giác vượt qua hàng rào bảo vệ hệt phim hành động khiến cả nhóm được xốc dậy và đại lộ Thăng Long thường xuyên là nơi để cả nhóm tìm cảm giác lạ của màn đêm, của tốc độ.
“Có lần cả nhóm khá sốc khi chứng kiến cảnh mặt đường cao tốc bị xe ô tô chở vật liệu xây dựng làm rơi sỏi suốt một đoạn đường dài khiến hơn chục ô tô con bị tai nạn. Trong đầu em lúc đó cũng thoáng nghĩ đến hình ảnh một ngày nào đó mình cũng gặp phải tình cảnh tương tự nhưng rồi những chuyến đi sau đó đầy cảm hứng lại xóa hết những lo âu. Mấy ngày hôm nay bọn em dự định “ kiểm tra” đường vành đai 3 nhưng thấy CSGT rồi cán bộ giao thông công chính chốt chặt quá. Có lần giả vờ là những kẻ không biết luật, không biết đường để phi lên đường vượt nhưng vừa tiếp cận với chân cầu vượt liền bị tuýt còi”, Sơn hồn nhiên nói.
Sao chỉ làm nghiêm ở đường vành đai 3?
9h ngày 28/10, chúng tôi làm chuyến khảo sát tại đường vành đai 3, do ảnh hưởng của cơn bão Sơn Tinh nên mặt đường ướt sũng bởi những trận mưa. Có lẽ cái chết của một thanh niên ngày thông xe và những tai nạn khác liên quan đến ô tô nên các cơ quan chức năng đã chú ý, chốt ở các điểm dẫn lên đường vành đai luôn có bóng dáng của CSGT, còn trên mặt cầu luôn có những tốp tuần tra lưu động của Thanh tra giao thông. Một chiến sĩ CSGT Đội 6, làm nhiệm vụ ở khu vực đường Phạm Hùng cho biết, nhiều bạn trẻ vì không hiểu luật nhưng cũng không ít bạn hiểu luật vẫn cố tình điều khiển xe máy lên đường vành đai 3. Thậm chí, ngay dưới cầu vượt, đoạn trước cửa bến xe Mỹ Đình, mặc dù có biển báo cấm đi vào đường ngược chiều, cấm rẽ trái nhưng ngày nào cũng có nhiều người vi phạm, cố tình đi vào đường cấm.
Thượng tá Đào Vịnh Thắng, quyền Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (Công an Hà Nội) cho biết, sau khi thông xe chúng tôi đã bố trí lực lượng cắm chốt tại các nút giao, phát loa tuyên truyền cho các phương tiện đi đúng quy định. Trong ngày đầu ra quân, cảnh sát đã xử lý 40 trường hợp vi phạm, gồm ôtô đón trả khách, xe máy đi vào đường cấm, tạm giữ 13 và nhắc nhở 5 trường hợp. Theo thượng tá Thắng, 90% xe vi phạm là do lỗi cố tình đi vào đường cấm cho tiện, còn một số xe máy đi vào vì tò mò và không quan sát biển báo.
Mới đây, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, kiêm trưởng ban An toàn giao thông thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường vành đai 3.Chủ tịch UBND thành phố giao Công an Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở GTVT khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân hai vụ tai nạn giao thông trên tuyến đường này ngay khi vừa thông xe; đề xuất giải pháp phù hợp để ngăn chặn tai nạn giao thông, báo cáo UBND thành phố, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia trước ngày 30/10.
UBND thành phố cũng yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm tra 24/24h, xử lý nghiêm với mức cao nhất theo quy định đối với các trường hợp phương tiện giao thông lưu thông trên đường vành đai 3 (từ cầu Phù Đổng đến nút giao Mai Dịch, đường cao tốc trên cao) không đúng quy định, làm rơi bùn, đất trên đường. Đặc biệt, công an, thanh tra giao thông cần lưu ý các trường hợp điều khiển môtô, xe máy lưu thông trên đường cao tốc, các phương tiện ôtô dừng đón trả khách, “xe ôm” đón khách trên đường cao tốc. |
Gia Bảo
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55